Hôm nay,  

Lừa Đảo Nhà Chùa?

30/10/201400:00:00(Xem: 4722)

Hôm nay được email của Cư sĩ Minh Mẫn từ Sài Gòn, kể nhiều chuyện lừa đảo ở sân chùa, nhưng khi khiếu kiện lại có vẻ như xảy ra chuyện công an bao che cho kẻ gian.

Nhiều chuyện và nhiều nơi, nơi đây chỉ xin trích ngắn gọn một phần thư của Cư sĩ Minh Mẫn, may ra “đèn trời” có thấy:

“NHỮNG VỤ LỪA ĐẢO

Lừa đảo là hành vi trở thành bình thường trong cuộc sống hiện nay. Xã hội văn minh thì lừa đảo theo văn minh, nhưng dẫu sao vẫn được luật pháp bảo vệ quyền lợi người dân một cách nghiêm minh chặt chẽ. Trong xã hội bán khai thì việc lừa đảo như một nhu cầu để tồn tại của giai cấp thiếu ý thức, vô đạo đức, người bị hại là thành phần dân dã chân chất, thật thà và có đạo đức. Lừa đảo có cùng bản chất của ăn cắp, ăn cướp và nhiều tật xấu của tội ác.

Trên trang mạng và báo giấy tường thuật về vụ ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở đúc chuông tại Bà Rịa,Vũng Tàu đã lừa gạt nhiều chùa hàng trăm triệu về vụ đúc đại Hồng chung mà không thực hiện; gần đây nhất, nạn nhân là Tịnh xá Ngọc Tuyền do sư cô Thích Nữ Độ Liên trụ trì tại Hốc Môn, TP HCM. Đơn kêu cứu đã được Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng – phó Tổng cục trưởng TCCS PCTP thuộc bộ Công an chuyển xuống cơ quan CSĐT Bà Rịa Vũng Tàu được đại tá Ngô Kiên ký nhận; nhưng CQCSĐT huyện Tân Thành BRVT, Thiều tá Nguyễn Đình Dương, đội phó đội CSĐT bảo: “Ông Tuấn không có tội, vì vẫn còn ở địa phương, chẳng qua sự thỏa thuận hai bên, ông Tuấn chưa làm chuông, chứ không phải lừa gạt hay chiếm đoạt tài sản gì hết”. Đây là câu nói vô ý thức và mờ ám, vì vẫn còn ở địa phương mà không có tội??? chưa làm chuông đúng hợp đồng là đã vi phạm sao gọi là không lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản? 5 tháng, một năm, 10 năm... chưa thực hiện đúng theo hợp đồng thì không phải lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân hay sao? Lời phát biều của cơ quan chức năng địa phương như thế phải chăng có vấn đề mờ ám?


Chẳng những thế, ông Tuấn không đến theo lời mời của cơ quan CSĐT, còn dẫn hàng chục người đến hành hung nhà chùa mà chính quyền xã Tân thới Nhì-Hốc Môn không giải quyết thỏa đáng, bắt nhà chùa, những người bị hại viết tường trình trong lúc nhóm ông Tuấn xỉ vả mắng chửi nhà chùa trước mặt công an. Ông Phạm văn Xoàn trưởng công an xã, buộc nhà chùa ký nhận khống 100.000.000 tiền đặt cọc đổ chuông mà thực tế không đưa tiền lại cho nhà chùa. Nhà chùa không ký, ông Xoàn hăm dọa quay phim tung lên mạng. Đây là việc làm công tâm và chính đáng của cơ quan chức năng sao? Việc nhóm người đến hành hung nhà chùa, gây mất trật tự địa phương, công an không xử mà lại xen vào tiền đặt cọc bắt nhà chùa ký nhận khống là thế nào? Những việc làm khó hiểu của các cơ quan chức năng huyện Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu và xã Tân Thới Nhì Hốc Môn đã tiếp tay cho kẻ xấu lộng hành, thảo nào xã hội hiện nay đầy dãy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.

Lừa đảo kinh tế, lừa đảo thương mãi, lừa đảo đức tin... từ xã hội đến tôn giáo xảy ra như cơm bữa. Người làm Văn hóa là người thể hiện nhân cách văn hóa, thế mà vẫn có kẻ nhân danh làm văn hóa để lừa đảo. Nguyễn bá Hoàng lợi dụng niềm tin của một cư sĩ, nhờ tiếp tay biên sọan và đứng tên tác phẩm “Danh nhân văn hóa P.G đương đại”, rồi quỵt luôn tiền công. Đỗ Tài là tên tác giả kịch bản phim “Con Đường Giác Ngộ” do chùa Hoằng Pháp thực hiện, nhờ cư sĩ biên tập, chỉnh thoại, thẩm định nội dung và giáo lý, suốt thời gian dài, khi bán kịch bản cho chùa Hoằng Pháp, hắn ta cũng quỵt công của cư sĩ. Đấy là loại văn hóa lừa đảo thì lạ gì kẻ không có văn hóa sao tránh khỏi lừa đảo nhà chùa vì lòng tham không đáy. Bản chất lừa đảo xem đồng tiền quý hơn nhân cách...”(ngưng trích)

Ký hợp đồng xong, vẫn bị lừa gạt. Phải chăng, có ai bao che, bảo kê cho kẻ gian?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.