Hôm nay,  

Đổ Tội Cho VNCH?

17/10/201400:00:00(Xem: 3685)

Những gì làm chính phủ Hà Nội mắc cỡ, thái độ dễ dàng nhất là đổ tội cho chính phủ Sài Gòn.

Một thời, kiểu này có vẻ tiện lợi...

Thí dụ: đổ tội cho tuổi trẻ ưa thích tự do, dân chủ... là “tàn dư văn hóa VNCH”...

Hay đổ tội cho văn nghệ sĩ Miền Nam không chịu nghe lệnh chính phủ, không chịu bóp méo thông tin, không chịu tung hô kiểu Bắc Triều Tiên, Bắc Việt, Cuba...

Hay đổ tôi cho đòi hỏi nhân quyền là bom nổ chậm do nhà nước Sài Gòn gài lại...

Hay đổ tội cho kinh tế thịnh vượng của Miền Nam là bẫy bơ sữa của tư bản chủ nghĩa nhằm vỗ béo giai cấp công nông để chận đường tiến của “[Miền Bắc] ta đánh [Miền Nam] là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”...

Bây giờ, cuốn từ điển kinh hoàng bôi bác văn hóa được nói là của chế độ VNCH gài lại để làm bom nổ chậm...

Báo Nông Nghiệp VN có bản tin “Thu hồi cuốn từ điển gây sốc” nói về cuôn từ điển "Tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất, trong đó có nhiều kiểu định nghĩa dị thường, như:

-- Quản giáo được giải thích là: "Người coi một giáo đường hay tu viện;

-- Tao đàn là "Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ";

-- Tù trưởng là "người đứng đầu trông coi tội nhân";

-- Cao ráo: Cao và khô ráo;

-- Trai gái: trai và gái;

-- Cao xa: cao và xa;

-- Bắp tay: bắp thịt phồng lên như cái tay;

-- Bế mạc: hết dứt buổi hát...

-- Bia: tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả;

-- Bồ bịch là bạn bè thân thích;

-- Ngồi là đặt đít xuống chỗ nào;

-- Đồn trưởng là trưởng đồn;

-- Lâu đài là lầu và đền đài;

-- Thơ ngây là ngây thơ;

-- Cào cấu: vừa cào vừa cấu;

-- Nắn bóp: nắn và bóp;

-- Bản sắc: màu tự nhiên;

-- Bóng đèn: Bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện.

Có phải cuôn này là của VNCH đê lại?

Báo NNVN hôm 16-10-2014 viết:

“Sau khi Báo NNVN phản ánh về cuốn sách từ điển "Tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất gây sốc cho người đọc với nhiều ấn bản khác nhau: NXB Thanh Niên (2000), NXB Trẻ (2001), NXB Văn hóa Thông tin (2007) và mới đây nhất là NXB Hồng Đức 2013 phát hành với số lượng kỷ lục 15.000 cuốn, được in tại Cty CP in Á Phi theo giấy phép xuất bản số 260-2013/CXB/23/01-08/HĐ.


Chiều ngày 15/10, trao đổi với PV Báo NNVN, ông Bùi Việt Bắc, Giám đốc NXB Hồng Đức, cho biết cơ quan này đang làm báo cáo giải trình với Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT). Cụ thể, NXB Hồng Đức kết hợp với đơn vị liên kết là Nhà sách Minh Lâm sẽ tiến hành thu hồi cuốn từ điển nêu trên.

Ăn cắp gặp quả đắng

Đến nay, nhân thân của tác giả Vũ Chất đã được làm rõ. Theo lời dẫn của một số người cao tuổi từng học ở miền Nam trước đây, tác giả Vũ Chất từng làm việc tại Nha học liệu Sài Gòn (Bộ Quốc gia giáo dục). Cuốn từ điển mà các NXB đem ra xào lại rồi cho phát hành đã được ông xuất bản trước năm 1975 tại NXB Hồng Dân năm 1971 với tên gọi “Việt Nam tự điển”.

Tác giả Vũ Chất có thể không còn sống, nên mới có việc tái bản vô tội vạ không cần bản quyền. Chính ông Bùi Việt Bắc cũng thừa nhận NXB Hồng Đức “tái bản” theo bản in của các NXB trước đó...

...TS Ngữ văn Châu Minh Hùng, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), bình luận: “Qua sự vụ này cũng đủ thấy tinh thần Việt nghèo nàn. Nghèo nàn đến mức phải ăn mày dĩ vãng. Chẳng lẽ "thị trường văn hóa" ta đang bế tắc, cùng đường đến mức phải ăn mày văn hóa của miền Nam trước đây mà không có chọn lọc?”.

Chưa bàn đến những sai sót về mặt nội dung, riêng việc NXB Hồng Đức thản nhiên “tái bản” sách của Vũ Chất đã là hành động vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm túc...”(ngưng trích)

Có đúng hay không? Có dị nhân Vũ Chất nào ở Nha học liệu Sài Gòn hay không?

Bí ẩn dị thường... Có thể có, có thể không. Nhưng quy chụp là cách chạy tội tiện lợi nhất vậy, phải không?

Coi chừng... cũng cần nêu nghi vấn: có thể Vũ Chất là gián điệp văn hóa, do chính phủ Hà Nội gài vào hoạt động ở Nha học liệu Sài gòn thời trước 1975... Và cuốn từ điển này lúc đó là quả bom văn hóa do Hà Nội gửi vào Sài Gòn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.