Hôm nay,  

Khi Nhìn Lại 45 Năm

04/09/201400:00:00(Xem: 2846)

Nhìn lại lâu như thế, tất nhiên ai cũng tóc trắng rồi. Và cũng đã từng thấy cảnh máu đổ thịt rơi -- nói nghe thì cải lương, nhưng đau lòng biết bao nhiêu gia đình trong cuộc nội chiến 2 miền, và cũng là cuộc chiến ý thức hệ trong đó một phe nhất quyết nêu cao lý tưởng “Ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc.”

Nhưng nếu nhìn lại, tất phải rút ra bài học. Vì không lẽ nhìn lại là chỉ nhìn lại. Bài học gì?

Báo Tuổi Trẻ trong bản tin “Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình” kể rằng trong tuần lễ “Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng - phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương đã có những phát biểu day dứt.”

Phát biểu nào day dứt? Ông Hoàng nói:

“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng.”

Ông Hoàng nói, rồi không chịu lỗi, mà đổ tội cho thế hệ trẻ. Có vẻ như thế hệ bô lão của ông không trách nhiệm gì với 45 năm xuống dốc.

Trong khi đó, bản tin RFA nhan đề “Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh” ghi nhận về những ngày cuối tháng 8 vừa qua, một cựu đảng viên với thâm niên 49 tuổi đảng, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, phải chặt một ngón tay trỏ để phản đối việc bức ép của công an buộc bà nhận tội gây rối trật tự khi cùng nhiều người khác lên tiếng phản đối một dự án xử lý nước thải nhưng sẽ gây hại cho cuộc sống người dân.


RFA ghi lời bà cụ có 49 năm tuổi đảng phải tự chặt ngón tay:

“Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’. Họ cho sống thì sống, có nghĩa bắt chết phải chịu! Chẳng hạn như ngày 18 tháng 6 năm ngoái, công an đánh dân, đánh người già, đánh trẻ con mà họ có ‘ấy’ đâu! Nhưng mà họ đánh dân lại không có tội. Công an được ăn, được học, được cơm gạo nông dân sản xuất ra nuôi, ‘manh cơm, tấm áo’ do dân đóng góp vào để làm thế nào phục vụ dân; nhưng bây giờ lại coi dân không ra gì.

Cứ nói thì hay nhưng thực hiện thì không đúng. Đơn giản như chuyện ‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ nhưng chỉ nói vài hôm vào ngày 27 tháng 7 thôi; chứ còn thực tế chả tạo điều kiện cho gia đình liệt sỹ gì cả. Như gia đình tôi khổ quá, năm ngoái cũng vì ‘nước thải’ này thôi mà giữ xe công nông mất 8 tháng. Bây giờ kinh tế không còn, chính trị mất hết, không có công ăn việc làm gì cả.”(ngưng trích)

Bây giờ làm sao bây giờ?

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Nhìn lại sau 45 năm, đời mình nước mắt nhiều hơn tiếng cười, đó là nói riêng. Và dân tộc, phá hủy nhiều hơn hàn gắn, khi nói chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.