Hôm nay,  

Xiết Chặt Làng Báo?

18/06/201400:00:00(Xem: 3039)

Đó là lời Bộ Trưởng nói. Có nghĩa là hoặc đã thành chính sách, hoặc sắp thành chính sách.

Bản tin VietnamNet tổng hợp theo tin VTV và VOV ghi lời Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Quy hoạch báo chí lúc này là cần thiết.

Nghĩa là gì?

Nghĩa là, theo VietnamNet ghi rằng: “Việc quy hoạch nhằm đưa ra những chính sách để xây dựng mạng lưới báo chí hợp lý về số lượng, chủ yếu tập trung nâng cao chất lượng.”

Đó là chuyện tuần này, khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến việc quản lý mạng wifi, mạng internet, cũng như công tác quy hoạch và quản lý hệ thống báo chí trong thời gian tới đây.

Trả lời một phóng viên, ông Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đáp; câu vấn đáp như sau:

“PV: Liên quan đến công tác quản lý báo chí, có một email vừa gửi tới băn khoăn: “Bộ trưởng mới đây đã phát biểu là có thể mỗi địa phương chỉ còn 1 tờ báo, còn lại là ấn phẩm phụ. Xin Bộ trưởng cho biết định hướng này ảnh hưởng thế nào đến quyền tự do ngôn luận cũng như quyền được hưởng thụ thông tin của người dân theo Hiến pháp năm 2013?”

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Có thể nói, một trong những chức năng quản lý nhà nước trong điều 17 của Luật Báo chí đã nêu, đó là phải quy hoạch, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của báo chí. Hiện nay, chúng ta có 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh và truyền hình với gần 200 kênh phát thanh và truyền hình đang hoạt động và hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động, tác nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, hệ thống báo mạng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, trở thành loại hình báo chí chủ lực trong tương lai. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và một số tổ chức, một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu và kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo rằng, trong hoạt động báo chí là sự lãng phí về nguồn lực. Từ sự lãng phí này, dẫn đến hiện tượng có nhiều tờ báo na ná giống nhau, kể cả về nội dung, tôn chỉ, mục đích, cho nên giảm đi tính bản sắc của các tờ báo, đồng thời, trong sự phát triển mạnh mẽ số lượng của các cơ quan báo chí như vậy, cũng không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin.


Từ sự cạnh tranh về thông tin này dẫn đến có những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, phản cảm, giật gân, câu khách, gây sự búc xúc trong xã hội, làm giảm đi tính định hướng, tính giáo dục của báo chí nước nhà. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng, quy hoạch với báo chí trong lúc này là cần thiết. Quy hoạch không chỉ là để xem xét giảm số lượng báo chí mà quan trọng hơn là chúng ta phải đưa ra hành lang pháp lý, đưa ra những chính sách để xây dựng báo chí hợp lý về số lượng, đặc biệt, nâng cao chất lượng.

...............

PV: Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn là tại sao và xuất phát từ nguyên nhân nào mà chúng ta đưa ra con số là mỗi địa phương chỉ nên có 1 tờ báo, còn lại là ấn phẩm phụ?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Đấy là định hướng trong tương lai, còn cụ thể thì quy hoạch báo chí sẽ giải quyết, với tinh thần là giảm số lượng báo chí đến một cách hợp lý nhất và đặc biệt là nâng cao chất lượng và có những chính sách, hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển báo chí, làm sao nền báo chí cách mạng của chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ, kể cả nội dung và hình thức.”(ngưng trích)

Ông Son nói rõ như thế: phải quy hoạch báo chí.

Nhưng quy hoạch thế nào, ông Son giải thích: (1) sẽ giảm số lượng báo chí, (2) đưa ra hàng lang pháp lý cho báo chí, (3) nâng cao chất lượng về cả nội dung và hình thức.

Vậy thì -- để nói riêng về báo – có phải từ 838 tờ báo sẽ chỉ còn 62 tờ báo cho 62 tỉnh thành? Nếu cho mỗi nơi một ấn phẩm phụ, nghĩa là tổng cộng sẽ chỉ còn 124 tờ báo?

Có nghĩa là, khi xóa sổ 700 tờ báo, những nhà báo còn ngồi lại sẽ là hồng nhiều hơn chuyên?

Hàng lang pháp lý là gì? Không lẽ bây giờ chưa có luật? Hay sẽ xiết luật chặt hơn?

Còn nâng cao chất lượng, cả nội dung và hình thức, là gì? Nghĩa là trung thành tuyệt đối với Đảng Ba Đình?

Khó là thế.Nhà nước chọn cách siết cổ nhà báo làm chi vậy? Hay tự do báo chí chỉ là món hàng sang trọng đầy cạm bẫy của các nước kẻ thù của Hà Nội?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.