Hôm nay,  

Nợ Công VN Làm Ai Sợ?

30/04/201400:00:00(Xem: 3176)
Những con số đầy bí mật rồi cũng tới lúc bật mí: cũng phải gần 100% GDP.

Nhiều báo đã nói như thế hôm Thứ Hai.

Bản tin VnExpress ghi cụ thể ở tưa đề “Nợ công nguy cơ lên tới gần 100% GDP.”

Bản tin này ghi rằng, các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014 một lần nữa lên tiếng cảnh báo về an toàn tài chính quốc gia sau các đợt phát hành trái phiếu ồ ạt gần đây.

Báo VnExpress viết:

“Phát biểu đầu tiên tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân khai mạc sáng nay (28/4), Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng nguy cơ lớn nhất không nằm ở con số mà ở quan điểm sai về nợ công. Hiện nay nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản. Cách tính này theo ông Thiên không cho phép đánh giá đúng nguy cơ thực tế.

"Nếu tính đủ, nợ công phải lên tới gần 100% GDP. Tỷ lệ an toàn theo báo cáo hiện nay là 55,7% và 'theo quy định'. Điều này chứa đựng nguy cơ ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro", ông Thiên cho biết.”

Tuy nhiên, nguy nhất là gì?

Bản tin viết:

“Theo Viện trưởng Trần Đình Thiên, điều đáng lo lắng là tốc độ nợ tăng nhanh hơn rất nhiều so với GDP nhưng việc đi vay chủ yếu để trả nợ chứ không phải cho sản xuất. Chưa kể, trong cơ cấu, nợ ngắn hạn rất nhiều, khi nền kinh tế suy yếu thì khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng. "Đồ thị của chúng tôi cho thấy tăng năm nay nghĩa vụ trả nợ là 208.000 tỷ đồng, vượt 26,7% thu ngân sách năm 2014. Mức này đã vượt qua vạch đỏ (25%) và sẽ chiếm tỷ lệ 30% thu ngân sách vào những năm tiếp theo", ông Thiên lo lắng.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Với tốc độ hiện nay, một thời gian ngắn nữa sẽ không đối phó được với nợ công. Cần phải xem lại ngân sách, việc thu hiện nay không đủ cho chi thường xuyên của bộ máy".

Đóng góp tham luận cho diễn đàn lần này, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí và ông Phan Thanh Hà cũng cho rằng 3 năm nữa, gánh nặng trả nợ sẽ tăng rất nhanh chóng ngay cả khi quy mô dư nợ công chưa chạm ngưỡng mất an toàn...”

Trong khi đó, VietnamNet ghi tựa đề là “Nguy cơ lớn nhất là ảo tưởng về an toàn nợ công.”

Một thực tề: nợ công tăng vì các quan chức xài lãng phí, ném tiền qua cửa sổ.

Nhưng có phaỉ các quan giả vờ lãng phí để có thể ăn chận tiền ngân sách dễ hơn?

Bản tin VietnamNet viết:

“GS Nguyễn Quang Thái cũng đồng cảm với tâm tư của TS Thiên khi nói: “Phải đánh giá toàn diện, có tầm nhìn dài hơn chứ không quá tả hay quá hữu. Nợ trong 5 năm tăng gấp đôi, sau 5 năm nữa liệu có tăng gấp đôi nữa hay không trong khi nợ chưa theo chuẩn”.

Nợ công tăng nhanh còn có nguyên nhân lớn từ việc đầu tư công lãng phí. Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã chỉ ra rất nhiều sự vô lý trong đời sống kinh tế hiện nay.

Ông than phiền: Công trình đua nhau khởi công, khánh thành, đua nhau chưa làm đã hỏng, hoàn thành rồi đắp chiếu để đó, hỏng hóc. Đường ống dẫn nước sạch sông Đà có gì phức tạp đâu mà trong 2 năm bị vỡ tới 6 lần. Làm cho dân cái cầu chỉ có 2,5 tỷ đồng, nếu tiết kiệm được một phần lãng phí thì không biết xây dựng được bao nhiêu cây cầu”...”

Tại sao các quan chức không sợ nợ công? Tại sao họ muốn ném tiền ra khắp 4 phương?

Đơn giản, họ để cho nhà thầu rút ruột công trình, họ mới có phong bì bỏ túi. Thêm nữa, tại sao phải sợ nợ công chớ, trong khi đó không phải là tiền túi của các quan chức?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.