Hôm nay,  

Che Mặt Vì Ngượng?

03/04/201400:00:00(Xem: 3432)

Nói che mặt vì ngượng chỉ là nói văn chương, đúng ra là rất nhiều người mặt dày, chẳng hề biết che mặt bao giờ. Trong khi đó, có những người khi xấu hổ thay vì che mặt đã lấy tay bụm chỗ khác... đáng xấu hổ hơn.

Điều vẫn luôn luôn lạ lùng: tại sao người Sài Gòn hầu hết là tử tế, rất mực tử tế... còn dân Hà Nội lại đa số cực kỳ trời đánh, thánh đâm (nói kiểu, ngôn ngữ giang hồ).

Mới nhất là chuyện biểu diễn cướp giựt ngay trước mắt quốc tế. Trận đấu chung kết giải cầu lông Ciputra Hà Nội (thú thiệt, mình cũng không hiểu tại sao dùng chữ “cầu lông,” hay là các quan Hà Nội chê rằng chữ “vũ cầu” không đẹp?).

Báo Đất Việt gọi đó là “Việt Nam lại phải che mặt vì... quá ngượng,” trong bản tin viết:

“Một nhóm CĐV thiếu văn hóa đã khiến cho các VĐV quốc tế dự giải cầu lông Ciputra Hà Nội sửng sốt.

Ở lượt trận chung kết diễn ra vào chiều 30/3, giải đã chứng kiến những hình ảnh xấu xí từ một bộ phận khán giả có mặt tại nhà thi đấu Cầu Giấy.

Do số lượng khán giả quá đông, các dãy ghế trên khán đài đều chật kín, người ngồi lên cả lối đi nên BTC giải đã không thể kiểm soát nổi và một nhóm khán giả đã tràn xuống cả sân nhà thi đấu.

Trong quá trình diễn ra các trận chung kết, BTC đã nhiều lần phải dùng loa nhắc nhở khán giả không được trèo trên tường, ngồi chênh vênh lên thành lan can vì sợ sự cố đáng tiếc có thể xảy ra; đồng thời yêu cầu khán giả không được bật đèn flash khi quay phim, chụp ảnh để không làm ảnh hưởng tới chất lượng, tính công bằng ở các trận chung kết. Song do thiếu ý thức mà nhiều người vẫn lặp lại những hành động thiếu chuyên nghiệp như trên.“(ngưng trích)

Như thế là chưa đúng kiểu Hà Nội? Xấu hổ chỉ mới sơ sơ thôi, vì các cậu Hà Nội lại còn màn cướp vợt, đánh nhau giành vợt của các VĐV để lưu niệm.

Bản tin viết:

“Điển hình nhất là tình huống cặp VĐV của Nhật Bản sau khi vô địch đôi nữ đã ném vợt lên khán đài tặng khán giả - một hành động thay lời tri ân những khán giả trung lập đã cổ vũ cho mình suốt giải - nhưng khi vợt vừa ném lên, nhiều khán giả đã lao vào giành giật, thậm chí suýt xảy ra ẩu đả để đoạt vợt. Xấu xí hơn là hình ảnh một khán giả đã lao vào sân, cướp chiếc vợt trên tay Yano Chiemi trong sự ngỡ ngàng của nữ VĐV Nhật Bản này.”

Trong trang Yahoo Hỏi & Đáp có câu hỏi:

“Tại Sao Người Hà-Nội Không Biết Xấu Hổ?

Chào các bạn !

Dù là người Hà nội, nhưng họ cũng là những người Việt-Nam. Nhất là Hà-nội được gọi là Thủ đô.

Cảnh xếp hàng mua bánh trung thu, hay những cảnh chen lấn và giành giật vì miếng ăn v.v... Tôi cảm thấy xấu hổ quá! Tại sao họ không thay đổi?”

Trên báo Dân Trí hôm Thứ Hai 1-4-2014, nhà báo Bùi Hoàng Tám có bài phân tích “Hà Nội với một chỉ số... đáng xấu hổ!” trong đó kể chuyện mất tiền cũng không bôi trơn nổi, trích:

“...Cũng xin bỏ qua cả những việc rất nghiêm trọng như chuyện phong bao, phong bì mà Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chua chát nhận xét tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các sở ngành, quận huyện sáng 28-3 về công tác cải cách hành chính và mổ xẻ chuyện Hà Nội tụt 15 bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tổ chức: “… những nơi khác khi “bôi thì trơn”, còn ở chúng ta “cũng bôi mà không trơn”!

Câu này có thể hiểu rằng “tiền vẫn ăn” nhưng “việc vẫn không làm”. Điều này dù rất… dã man, song trong bài viết này cũng không đề cập đến.”(ngưng trích)

Thế mới lạ.

Không phải thế giới không biết chuyện Hà Nội mặt dày. Trên báo Soha/Trí Thức Trẻ có kể chuyện “Người Việt xấu hổ vì hình ảnh người Nhật nhặt rác ở Hồ Hoàn Kiếm” -- trong đó ghi nhận:

“Bức hình chụp vợ chồng Nhật nhặt rác tại đài phun nước quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm khiến nhiều người Việt lặng người suy ngẫm.

Một bức ảnh sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã khiến nhiều người Việt suy ngẫm, đó là bức ảnh chụp đôi vợ chồng người Nhật đang cần mẫn nhặt rác ở đài phun nước, khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Họ không chỉ tình cờ thấy rác là nhặt, càng không phải là hành động đẹp nhất thời mà họ đã cùng nhau thực hiện công việc ấy trong suốt 2 năm qua.”(ngưng trích)

Than ôi, Hà Nội xả rác, và người Nhật lượm rác.

Chuyện này xảy ra ngay ở Hồ Hoàn Kiếm, và đã xảy ra ngay ở các dự án đường sắt quốc gia, và đã xảy ra ngay ở các cộng đồng tiếp viên Hàng Không Việt Nam.

Hà Nội có che mặt vì ngượng chăng? Hình như không che mặt. Thử nhìn Ông Hồ xem, có che mặt đâu... trong các mối tình với cô Tăng Tuyết Minh, với cô Nông Thị Xuân... Ông Hồ chỉ đưa tay che chỗ thấp hơn... thì phải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.