Hôm nay,  

Tự Tử và Xã Hội Chủ Nghĩa

27/03/201400:00:00(Xem: 3892)
Tự tử là một nan đề đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại, nhưng hiển nhiên nguyên nhân trực tiếp là vì người tự tử không muốn sống nữa. Những nguyên nhân thường nghe là tự tử vì thất tình, nợ tiền, thi rớt, kinh doanh thất bại, bệnh nan y... và vân vân.

Câu hỏi là, có phải các thiên đừơng xã hội chủ nghĩa đã đẩy mạnh hiện tượng tự tử tới mức bất bình thường? Vì xã hội của Mác Lê Hồ không nhân đạo tí nào, cho nên môi trường sống bỗng nhiên dễ bất như ý?

Chúng ta không nói về thời mới sau năm 1975, khi tự tử còn thúc đẩy từ nguyên nhân chính trị và xã hội lúc đó chưa bình ổn. Điều suy nghĩ rằng, 4 thập niên sau ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn ly tán, dân chúng trở thành đối tượng bị đàn áp khốc liệt vì nhiều tầng cai trị tàn bạo hơn bao giờ hết...

Báo Tuổi Trẻ hôm 26-3-2014 kể chuyện hai nữ sinh bạn thân cùng lớp tự tử:

“Sáng 26-3, hai nữ sinh là bạn thân của nhau, cùng uống thuốc trừ sâu tự tử tại đồi Quan Âm (Lâm Đồng).

Một nữ sinh tử vong tại hiện trường, người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 5g sáng 26-3, tại khu đồi Quan Âm (phường B’Lao, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

Vào thời điểm trên, hai nữ sinh lớp 12A2 (Trường THPT tư thục Bá Thiên, TP. Bảo Lộc) là Nguyễn Thị Mỹ Linh Huyền Trang (16 tuổi) và Đồng Yến Thư (17 tuổi) đã uống 2 chai thuốc trừ sâu tự tử...”(ngưng trích)

Đưa đi cấp cứu, chỉ cứu được một em học sinh, cô học trò còn lại đang trong tình trang nguy kịch do nhiễm độc nặng.

Công an đã “thu giữ hai vỏ chai thuốc trừ sâu, hai lá thư “tuyệt mệnh”, hai chiếc ba lô đựng sách vở và một điện thoại. Người nhà Trang cho biết em nhiều lần đòi tự tử vì không chịu nổi hoàn cảnh khó khăn của gia đình.”

Nghĩa là, hoàn cảnh khó khăn của thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Và các cô quyết định tự tử, thay vì đi cướp giựt như xã hội đen. Và cũng thay vì cướp giựt tinh vi, kiểu tham nhũng, kiều rút ruột công trình như các quan chức -- dĩ nhiên, các cô chưa có điều kiện để làm quan chức, nhưng tư cách rõ là chưa làm tội ác gì với xã hội, trừ phi đối với gia đình ba mẹ khi tự kết liễu đời mình.

Mới hôm 24-3-2014, đã có chuyện một cô giáo buộc tay hai con nhỏ và cùng nhảy sông tự tử. Thảm cảnh này vượt quá mức tưởng tượng của tiểu thuyết.

Bản tin Báo Đất Việt nói rằng:

“...chiều 24/3, chị Giang Thị Mỹ Diệu (SN 1987, trú thôn Phước Bắc, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, giáo viên mẫu giáo tại địa phương) đưa hai con tên là Mai Thị Thảo My (3 tuổi) và Mai Gia Huy (2 tuổi) đi khỏi nhà.

Tối cùng ngày, người nhà không thấy ba mẹ con đâu đã tổ chức tìm kiếm. Đến khoảng 21h30 ngày 24/3, thi thể 3 mẹ con cô giáo Diệu được phát hiện ở lòng hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) trong tư thế bị trói chặt.

Trao đổi với Đất Việt chiều ngày 25/3, anh Nguyễn Huy Hoàng hàng xóm với chị Diệu cho biết: "Năm 2013 bố ruột chị Diệu mất, mới cách đây hơn 1 tháng bố chồng lại mất, cùng với đó là chồng mới đi cai nghiện về. Một mình lương hơn 2 triệu/tháng phải nuôi 2 đứa con, rất vất vả. Cũng chính vì bố mất mà anh chồng với vợ cũng hay cãi vã nhau do buồn bực.

Tuy vậy, họ cưới nhau được 4 năm nhưng vợ chồng sống rất hạnh phúc, từ khi bố mất, tiền bạc túng thiếu hơn nên mới cãi vã"...”

Than ôi, cũng vì nghèo, và cũng vì xã hội (cụ thể: chính quyền, cơ chế nhà nước) không giúp đỡ gì được cho dân.

Chúng ta có thống kê nào về tự tử tại Việt Nam không? Hình như không thấy. Hay có thể có, nhưng chính phủ Ba Đình không muốn phổ biến? Nhưng có một thống kê về tự tử ở Trung Quốc, cũng nêu lên vài điểm để suy nghĩ.

Thống kê này dựa vào Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia:

“Thống kê về tự sát ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có phần gây tranh cãi trong đó nghiên cứu độc lập thường tạo ra các ước tính chênh lệch đáng kể với số liệu thống kê chính thức do chính phủ cung cấp. Trên cơ sở dữ liệu thu thập vào năm 1999, chính phủ ước tính tỷ lệ tự sát là 13,9, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trong các nước Đông Á: Nhật Bản (24,4) và Hàn Quốc (21,9). Tuy nhiên, dựa trên cùng một nguồn dữ liệu, Trung tâm Phòng ngừa và Nghiên cứu tự sát Bắc Kinh đưa ra con số tỷ lệ trung bình là 28,7. Trong khi đó, theo báo cáo "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu" do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, tỷ lệ này ước tính khoảng 30,3.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia duy nhất trong số các nước trên thế giới trong đó nữ giới tự sát nhiều hơn so với nam giới mỗi năm: theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, năm 1999 tỷ lệ tự sát trên 100.000 người là 13,0 đối với nam giới và 14,8 đối với nữ giới, tỷ lệ phụ nữ tự sát cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, tỷ lệ nam giới (13,0 trên 100.000 người mỗi năm) là thấp hơn so với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước phương Tây, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc và Đức.

Trên cơ sở của một nghiên cứu năm 2008, nhiều kết luận khá khác nhau được đưa ra: nữ tự sát nhiều hơn nam giới theo tỉ lệ 3:1, nông thôn tự tử nhiều hơn đô thị theo tỉ lệ 3:1. Sự bùng nổ lớn về việc thanh niên và người lớn tuổi tự sát đã xảy ra, tỷ lệ tự tử quốc gia tương đối cao 2-3 lần so với trung bình toàn cầu là điều hiển nhiên, và một tỷ lệ nhỏ bệnh tâm thần, đặc biệt lâm sàng trầm cảm, tồn tại trong các nạn nhân tự tử.[106] Có hơn 300.000 vụ tự tử ở Trung Quốc hàng năm. Trung Quốc chiếm hơn 30% số vụ tự sát trên thế giới...”(ngưng trích)

Như thế, điểm trái ngược với quốc tế lại xuất hiện ở Trung Quốc (và có lẽ cũng ở Việt Nam), rằng nữ tự tử nhiều hơn nam. Nhưng tại TQ (và có lẽ cũng ở VN) tỷ lệ tự tử thực sự cao hơn quốc tế nhiều.

Có liên hệ gì tới ông Mao, ông Hồ? Hẳn là có vậy. Trong các nhà tù khổng lồ, dễ hiểu được vì sao tự tử tăng vọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.