Hôm nay,  

Chuyện Về Chiếc Cầu

3/26/201400:00:00(View: 4240)
Gắn liền với dân tộc mình là những chiếc cầu. Vì nơi nào cũng có sông, có rạch. Do vậy, vui cũng chiếc cầu, mà buồn cũng chiếc cầu.

Ca dao ông bà để lại đã có nhiều hình ảnh đẹp về cầu.

Thí dụ, hình ảnh cầu tre, Nam Bộ còn gọi là cầu khỉ:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi...

Hay là, mối tình vương vấn cũng nơi cầu:

Không đi thì nhớ thì thương
Đi thì lại mắc cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì sầu
Đi thì lại mắc cái cầu cái mương.

Đó chỉ mới là những chiếc cầu nhỏ, chớ còn chiếc cầu dài thì rtấ là đẫm lệ:

Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: "bớ hỡi trời!
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình"

Hay là hình ảnh chàng tìm nàng nơi bến sông, nơi chân cầu:

Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa.
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần.

Hay là, mối tình có lúc phải gay gắt với nàng:

Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thân

Nhưng tới chuyện chiếc cầu cũng chẳng có, để cô giaó và học trò ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải ngồi trong túi nilon để nhờ người đưa qua suối đến trường thì hết nước nói.

Thế quan chức Điện Biên nói gì về chuyện làm cầu cho dân vượt suối? Theo Báo Tin Tức:

“Như tâm sự của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với một tỉnh miền núi nghèo, 98% ngân sách phải trông chờ Trung ương hỗ trợ, thu ngân sách 1 năm chỉ suýt soát 600 tỷ đồng, bằng một nhà máy dưới xuôi… thì những điểm qua suối nguy hiểm mà thiếu cầu như con suối Nậm Pồ (xã Nà Hì, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) còn khá nhiều. Ai chẳng thắt ruột khi chứng kiến cảnh các em qua suối trong túi nilon như vậy, như Giám đốc Sở tâm sự chân thành.

Thế nhưng, “cái khó bó cái khôn”, kinh phí lấy đâu ra để xây cầu cho dân? Tỉnh thì không có vốn, muốn Trung ương đầu tư thì cũng phải chờ có ngân sách. Vậy nên, như ông Giang nhẩm tính, cả tỉnh hiện còn tới 51 điểm qua suối cần đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh, với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng (bằng 1/3 thu ngân sách tỉnh 1 năm).” (ngưng trích)

Than ôi, nếu thế thì bó tay sao?

Một thống kế mới do thông tấn TTXVN đưa ra hôm 25-3-2014, cho thấy:

“Cả nước hiện có 1.944 cầu treo, trong đó có 809 cầu (hơn 40%) đã bị hư hại, xuống cấp cần sửa chữa.

Theo ông Khuất Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện còn hơn 40% cầu treo đã bị hư hại, xuống cấp cần được sửa chữa. Việc xác định chính xác số cầu cần sửa chữa sẽ thay đổi khi có đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải tại 56 tỉnh thành trên cả nước tính đến ngày 22/3 cho thấy, cả nước có 1.944 cầu treo, trong đó 1.833 cầu (94%) nằm trên hệ thống đường liên thôn, liên xã. 6% còn lại, tương đương 111 cầu nằm trên đường huyện. 7 tỉnh, thành chưa báo cáo kiểm tra, rà soát cầu treo gồm Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau.”(ngưng trích)

Hóa ra, thiên đường xã hội chủ nghĩa là trẻ em sẽ được đi tới trường bằng tàù ngầm -- ngồi vào bao nilon, kéo qua suối vậy.

Hỡi cầu ơi cầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến thanh trừng hay chống tham nhũng? Bây giờ lộ ra rằng ngân hàng chỉ là nơi gom tiền đồng bào để quan chức rủ nhau đục khoét... Vậy là nợ xấu lại dồn cho chính phủ.
Miền Tây sẽ chìm dưới mặt nước biển… đó là viễn ảnh có vẻ như khó ngăn cản, theo lời báo động từ các chuyên gia.
Sài Gòn nổi tiếng về ẩm thực… ai cũng biết. Và cũng nổi tiếng về sự cởi mở, ai cũng biết – do vậy, mới có cuộc xuống đường mấy ngàn người hỗ trợ các bạn giới tính thứ ba.
Chỗ nào cũng nghe tiếng than dậy trời... kêu cứu, xin kêu cứu. Mới biết cõi này là khổ. Báo Người Lao Động kể: Chủ hụi ôm tiền tỉ "mất tích", 77 nạn nhân gửi đơn kêu cứu... Hàng chục tiểu thương tại một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phải kêu cứu cơ quan chức năng vì chủ hụi bất ngờ "mất tích".
Trước tiên là mắt... Có phải vì ngaỳ nào cũng ngó thấy hình ông Hô cho nên rủ nhau ngứa mắt? Báo SGGP kể rằng theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
Báo Tuôi Trẻ ghi nhận một con số: '70% giáo viên phổ thông không có năng khiếu sư phạm'... Ông Nguyễn Đình Anh, nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An, đưa ra con số "gây sốc" trên tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.
Đà Nẵng không còn như xưa... Sơn Trà hoàn toàn khác... Các hô phụ huynh cũng không hệt như những ngày xưa cũ...
Vậy là tới mùa chay... Tới mùa rủ nhau ăn chay... Các thành phố hóa ra cũng tâm linh rất mực... Báo Tuổi Trẻ kể: Thực phẩm chay trong mùa 'cháy hàng'...
Trong khi lẽ ra việc cứu những con chó từ các lò mổ phải là của chính phủ, của Sở Thú Y… vậy mà, không cơ quan nào bận tâm hết… Thế là, một nhóm trẻ bắt tay vào việc.
Câu chuyện 2 nhà sư hát dòng nhạc Bolero tuyệt vời lên đài truyền hình dự thi bây giờ hóa ra không phải nhà sư thật, chỉ là người tự tu trong một ngôi chùa ngoài luồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.