Hôm nay,  

Chuyện Về Chiếc Cầu

26/03/201400:00:00(Xem: 4204)
Gắn liền với dân tộc mình là những chiếc cầu. Vì nơi nào cũng có sông, có rạch. Do vậy, vui cũng chiếc cầu, mà buồn cũng chiếc cầu.

Ca dao ông bà để lại đã có nhiều hình ảnh đẹp về cầu.

Thí dụ, hình ảnh cầu tre, Nam Bộ còn gọi là cầu khỉ:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi...

Hay là, mối tình vương vấn cũng nơi cầu:

Không đi thì nhớ thì thương
Đi thì lại mắc cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì sầu
Đi thì lại mắc cái cầu cái mương.

Đó chỉ mới là những chiếc cầu nhỏ, chớ còn chiếc cầu dài thì rtấ là đẫm lệ:

Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: "bớ hỡi trời!
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình"

Hay là hình ảnh chàng tìm nàng nơi bến sông, nơi chân cầu:

Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa.
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần.

Hay là, mối tình có lúc phải gay gắt với nàng:

Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thân

Nhưng tới chuyện chiếc cầu cũng chẳng có, để cô giaó và học trò ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải ngồi trong túi nilon để nhờ người đưa qua suối đến trường thì hết nước nói.

Thế quan chức Điện Biên nói gì về chuyện làm cầu cho dân vượt suối? Theo Báo Tin Tức:

“Như tâm sự của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với một tỉnh miền núi nghèo, 98% ngân sách phải trông chờ Trung ương hỗ trợ, thu ngân sách 1 năm chỉ suýt soát 600 tỷ đồng, bằng một nhà máy dưới xuôi… thì những điểm qua suối nguy hiểm mà thiếu cầu như con suối Nậm Pồ (xã Nà Hì, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) còn khá nhiều. Ai chẳng thắt ruột khi chứng kiến cảnh các em qua suối trong túi nilon như vậy, như Giám đốc Sở tâm sự chân thành.

Thế nhưng, “cái khó bó cái khôn”, kinh phí lấy đâu ra để xây cầu cho dân? Tỉnh thì không có vốn, muốn Trung ương đầu tư thì cũng phải chờ có ngân sách. Vậy nên, như ông Giang nhẩm tính, cả tỉnh hiện còn tới 51 điểm qua suối cần đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh, với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng (bằng 1/3 thu ngân sách tỉnh 1 năm).” (ngưng trích)

Than ôi, nếu thế thì bó tay sao?

Một thống kế mới do thông tấn TTXVN đưa ra hôm 25-3-2014, cho thấy:

“Cả nước hiện có 1.944 cầu treo, trong đó có 809 cầu (hơn 40%) đã bị hư hại, xuống cấp cần sửa chữa.

Theo ông Khuất Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện còn hơn 40% cầu treo đã bị hư hại, xuống cấp cần được sửa chữa. Việc xác định chính xác số cầu cần sửa chữa sẽ thay đổi khi có đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải tại 56 tỉnh thành trên cả nước tính đến ngày 22/3 cho thấy, cả nước có 1.944 cầu treo, trong đó 1.833 cầu (94%) nằm trên hệ thống đường liên thôn, liên xã. 6% còn lại, tương đương 111 cầu nằm trên đường huyện. 7 tỉnh, thành chưa báo cáo kiểm tra, rà soát cầu treo gồm Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau.”(ngưng trích)

Hóa ra, thiên đường xã hội chủ nghĩa là trẻ em sẽ được đi tới trường bằng tàù ngầm -- ngồi vào bao nilon, kéo qua suối vậy.

Hỡi cầu ơi cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Học sinh Việt Nam tuyệt vời... phát minh tuyệt vời. Báo Khám Phá kể chuyện Quảng Trị: Thương bác bảo vệ, học sinh tạo ra máy bơm tự động từ vật liệu tái chế.
Tôi lớn vô cùng là sát nhân. Vậy mà CSVN đã giết tập thể, xử tử cả những người đã bị trói tay...
Bản tin VTV kể rằng: Phát hiện cơ sở cà phê pha trộn phụ gia không rõ nguồn gốc ở Kiên Giang...
Vậy là Thế Vận... anh em một nhà... hy vọng. Đoàn vận động viên Bắc Hàn bước vào lãnh thôå Nam Hàn, và khai mạc dưới lá cờ thống nhất hai miền.
Đi lại trên đường phố nhớ coi chừng... Cây đổ có khi là bình thường, ngay cả ở giữa Sài Gòn. Báo Pháp Luật Plus ghi nhận chuyện ở Sài Gòn: Rạng sáng 8/2 một cây xanh trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh bất ngờ bật gốc, đè vào 2 người và phương tiện đang lưu thông.
Trà nóng là hại vô cùng... đó là lời các chuyên gia y khoa cảnh báo. Vậy mà trước giờ nhiều người vô ý, tự hại mình, vẫn ưa trà nóng. Thế nên, tuyệt vời là trà nguội.
Câu chuyện Bắc Triều Tiên có vẻ phức tạp hơn, khi đàn anh Trung Quốc nghi ngờ cơ nguy sụp đổ như Liên Xô, Đông Âu…
Quyển “The Refugees” là quyển truyện thứ nhì của tác giả Nguyễn Thanh Việt, người đoạt Giải Putlitzer của Mỹ về văn học năm 2016 với quyển truyện tựa đề : “The Sympathizer” (“Cảm tình viên”).
Vậy là sóng gió... Biển Đông có vẻ khó êm, trong khi Hải quân Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Tháng 2 dương lịch là tháng định mệnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến, một thi sĩ gần như được đồng hóa với mùa thu vì nhiều bài thơ bất tử về thu... Họ Nguyễn sinh trong tháng 2 và từ trần trong tháng 2.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.