Hôm nay,  

Chuyện Về Chiếc Cầu

3/26/201400:00:00(View: 4131)
Gắn liền với dân tộc mình là những chiếc cầu. Vì nơi nào cũng có sông, có rạch. Do vậy, vui cũng chiếc cầu, mà buồn cũng chiếc cầu.

Ca dao ông bà để lại đã có nhiều hình ảnh đẹp về cầu.

Thí dụ, hình ảnh cầu tre, Nam Bộ còn gọi là cầu khỉ:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi...

Hay là, mối tình vương vấn cũng nơi cầu:

Không đi thì nhớ thì thương
Đi thì lại mắc cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì sầu
Đi thì lại mắc cái cầu cái mương.

Đó chỉ mới là những chiếc cầu nhỏ, chớ còn chiếc cầu dài thì rtấ là đẫm lệ:

Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: "bớ hỡi trời!
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình"

Hay là hình ảnh chàng tìm nàng nơi bến sông, nơi chân cầu:

Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa.
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần.

Hay là, mối tình có lúc phải gay gắt với nàng:

Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thân

Nhưng tới chuyện chiếc cầu cũng chẳng có, để cô giaó và học trò ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải ngồi trong túi nilon để nhờ người đưa qua suối đến trường thì hết nước nói.

Thế quan chức Điện Biên nói gì về chuyện làm cầu cho dân vượt suối? Theo Báo Tin Tức:

“Như tâm sự của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với một tỉnh miền núi nghèo, 98% ngân sách phải trông chờ Trung ương hỗ trợ, thu ngân sách 1 năm chỉ suýt soát 600 tỷ đồng, bằng một nhà máy dưới xuôi… thì những điểm qua suối nguy hiểm mà thiếu cầu như con suối Nậm Pồ (xã Nà Hì, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) còn khá nhiều. Ai chẳng thắt ruột khi chứng kiến cảnh các em qua suối trong túi nilon như vậy, như Giám đốc Sở tâm sự chân thành.

Thế nhưng, “cái khó bó cái khôn”, kinh phí lấy đâu ra để xây cầu cho dân? Tỉnh thì không có vốn, muốn Trung ương đầu tư thì cũng phải chờ có ngân sách. Vậy nên, như ông Giang nhẩm tính, cả tỉnh hiện còn tới 51 điểm qua suối cần đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh, với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng (bằng 1/3 thu ngân sách tỉnh 1 năm).” (ngưng trích)

Than ôi, nếu thế thì bó tay sao?

Một thống kế mới do thông tấn TTXVN đưa ra hôm 25-3-2014, cho thấy:

“Cả nước hiện có 1.944 cầu treo, trong đó có 809 cầu (hơn 40%) đã bị hư hại, xuống cấp cần sửa chữa.

Theo ông Khuất Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện còn hơn 40% cầu treo đã bị hư hại, xuống cấp cần được sửa chữa. Việc xác định chính xác số cầu cần sửa chữa sẽ thay đổi khi có đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải tại 56 tỉnh thành trên cả nước tính đến ngày 22/3 cho thấy, cả nước có 1.944 cầu treo, trong đó 1.833 cầu (94%) nằm trên hệ thống đường liên thôn, liên xã. 6% còn lại, tương đương 111 cầu nằm trên đường huyện. 7 tỉnh, thành chưa báo cáo kiểm tra, rà soát cầu treo gồm Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau.”(ngưng trích)

Hóa ra, thiên đường xã hội chủ nghĩa là trẻ em sẽ được đi tới trường bằng tàù ngầm -- ngồi vào bao nilon, kéo qua suối vậy.

Hỡi cầu ơi cầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.