Hôm nay,  

Hồi Phục Văn Hóa Đọc

19/03/201400:00:00(Xem: 3299)
Đọc sách... một thời là chìa khóa tiến thân của ông bà mình, bây giờ đang còi cọc lại vì sách vở bị truyền hình và phát thanh trấn áp.

Ca dao Việt Nam thời xưa có câu tỏ tình rất mực lãng mạn, và vẫn khéo léo khuyến học:

Em về dệt cửi trên khung
Để anh đọc sách cùng chung một đèn
Vải em em bán lấy tiền
Em mua lụa liền may áo cho anh
Trong thì lót tím lót xanh
Ngoài thêu đôi bướm lượn cành phù dung...

Nhưng bây giờ, không bao nhiêu người đọc sách nữa. Trẻ em ưa thích thú vui giải trí ồn ào hơn, như truyền hình, nhưc hơi game... và những em muốn đọc sách lại chẳng có bao nhiêu thì giờ vì phải học thi liên tục.

Do vậy, Ngày Sách Việt Nam cũng là một cơ duyên cần sách tấn.

Báo Thể Thao và Văn Hóa có bản tin hôm Thứ Ba tưạ đề “21/4 trở thành Ngày sách Việt Nam: Để 'giải cứu' nền văn hóa đọc,” trong đó cho biết rằng, Ngày Sách Việt Nam được ấn định vào 21/4, bắt đầu từ năm nay - đó là quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Quyết định này được công bố trong hội thảo sáng 17/3 tại Hà Nội.

Tại sao ầm ĩ như thế?

Bản tin viết:

“Ngày Sách Việt Nam mang mục đích lớn lao "cứu nền văn hóa đọc của nước nhà" (lời ông Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương).”

Cứu tới cỡ nào, chúng ta không rõ. Nhưng dĩ nhiên là cần khuyến khích. Vì hễ không đọc sách là sẽ bị ngu dân hoài thôi.

Riêng ở Hà Nội, dự kiến, có lẽ, Phố Tràng Tiền có thể trở thành Phố sách ở Hà Nội. Bản tin VOV cho biết như thế.

Buổi lễ sẽ như thế nào?

Bản tin VOV nói:

“Tại buổi lễ, dự kiến sẽ có các hoạt động chính đa dạng, bao gồm: triển lãm sách, hội chợ sách, hội thảo chuyên đề giới thiệu những cuốn sách hay được xuất bản, trình diễn thơ, văn xuôi, cuộc thi quyên góp, ủng hộ sách… Song song với các hoạt động trong năm đầu tiên của Ngày sách Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông còn tổ chức thí điểm Phố sách ở Hà Nội.

Ông Phạm Thế Khang, Cựu Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng: “Thư viện Quốc gia là một lựa chọn thích hợp để tổ chức buổi lễ công bố Ngày sách Việt Nam. Bên cạnh đó, phố Tràng Tiền (Hà Nội) cũng hoàn toàn có điều kiện để trở thành Phố sách. Vì thế, Phố sách có thể được đặt tại đây, bởi đây là một trong những con phố văn hóa trung tâm ở Hà Nội. Tôi nghĩ, Phố sách Tràng Tiền sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trong Hội sách. Ngoài ra, Phố sách còn có thể mở rộng ra tới đầu phố Hàng Khay và đầu phố Bà Triệu”....”(ngưng trích)


Nhưng, tầm cỡ rộng lớn thế nào? Dự kiến, sẽ là hội sách toàn quốc, chứ không chỉ ở thành phố lớn.

Bản tin VOV viết:

“Theo đề án, thời gian diễn ra các chương trình, hoạt động nhân dịp Ngày sách Việt Nam có thể sẽ kéo dài 1 tuần tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong tuần lễ diễn ra Ngày sách Việt Nam, sẽ có cả các buổi hội thảo, tọa đàm sách; giao lưu với các nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ; giới thiệu các kỷ lục về sách; trao tặng, đấu giá sách… Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định sẽ có khu trưng bày sách theo chuyên đề, tập trung vào các vấn đề quan trọng như chủ quyền biển đảo,...” (ngưng trích)

Nhưng, suy đồi văn hóa đọc là từ bao giờ? Có phải vì chính phủ Hà Nội muốn dân ít đọc sách để khỏi suy nghĩ về chính trị? Cũng nên nghĩ tới như thế.

Báo Tiền Phong có bản tin tưạ đề “Văn hóa đọc: Đậm giải trí, ít tinh hoa,” trong đó viết:

“Việt Nam chính thức có Ngày sách vào 21/4, nhưng nhiều người làm sách cho rằng hoạt động này chỉ là một yếu tố nhỏ kích thích hứng thú đọc, mua sách, chứ chưa thể thay đổi ngay thói quen đọc sách dễ dãi của người Việt...

Nói văn hóa đọc lâm nguy cũng hơi quá, nhưng đáng báo động. Thể hiện ở chỗ ham mê đọc sách của các tầng lớp từ lãnh đạo, phụ huynh cho đến học sinh không còn nhiều nữa. Mình có rất nhiều NXB, phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nội dung để người ta đọc không hẳn thích hợp và phong phú. Nhiều giá trị không đáng được tôn vinh thì sách vở rất nhiều, những giá trị đáng tôn vinh thì có sách vở cũng không được động viên để đọc. Sách hay cũng rất ít”, GS. Chu Hảo nói.

GS. Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức lý giải thêm, nền giáo dục của chúng ta từ sau 1975 đến nay không khuyến khích học sinh đọc sách, nặng về nhồi nhét kiến thức, cho nên học sinh sinh viên chỉ đủ thời gian, chăm chăm đọc giáo trình để thi cho trót lọt. Không còn thời gian và hứng thú trau dồi kiến thức khác...”(ngưng trích)

Thế đấy nhé... Tội của nhà nước nặng lắm đấy nhé: từ sau 1975 là không khuyến khích học sinh đọc sách.

Thiệt ra, không đợi tới GS Chu Hảo, mình cũng đã thấy từ lâu rồi, hệt như thế, từ kinh tế mới cho tới thủy lợi... liên tục trí thức thành thị bị đẩy đi khắp nơi gian nan như thế. Mạng còn không chắc giữ nổi, huống gì là đọc vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.