Hôm nay,  

Trẻ Em Là Tương Lai

14/02/201400:00:00(Xem: 4783)
Trẻ em là tương lai của dân tộc. Đất nước có hưng thịnh hay suy vong cũng là do cách giáo dục và chăm sóc trẻ em, vì sẽ không có thế hệ nào ngồi mãi muôn năm.

Nếu trẻ em phạm tội hình sự nhiều, tăng đều mỗi năm, viễn ảnh xã hội tương lai sẽ đầy hung hiểm. Thống kê cho thấy có mức tăng trẻ em phạm tội hình sự như thế trong 6 năm qua, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Nhưng cũng chính người lớn đang bạo hành trẻ em, trung bình mỗi năm có trình báo công quyền 4.000 vụ người lớn bạo hành trẻ em, đó là chưa kể những vụ không báo cáo... Thống kê cho thấy như thế, theo báo Tuổi Trẻ.

Khi nói rằng chuyện trẻ em phạm tội hình sự, và chuyện người lớn bạo hành trẻ em là chuyện của xã hội... thì nhà nước vẫn không chạy tội nổi, khi số lượng trẻ em suy dinh dưỡng vẫnc ao so với khu vực, trong đó nhiều ngàn trẻ em chết mỗi năm vì bệnh có nguyên do suy dinh dưỡng, theo thống kê từ hội thảo “Nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (VDD) tổ chức và được loan tin ở VOV.

Hãy nhìn xem tương lai dân tộc ra sao, nếu thế hệ tương lai không được chăm sóc cho kỹ càng?

Báo Nông Nghiệp VN trong bài viết “Trẻ vị thành niên phạm tội, những con số khủng khiếp” đã ghi nhận:

“Theo số liệu của Ban chỉ đạo đề án IV “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, thì trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã phát hiện 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó (2000 - 2006).

Nghĩa là tính từ năm 2007 đến năm 2013, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội. Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng. Con số này cũng tương đương với số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm và hàng ngày. Quả là những con số khủng khiếp, khiến cả những người vô cảm nhất cũng phải rùng mình.

Tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản; Cố ý gây thương tích; Gây rối trật tự công cộng; Cướp tài sản; Cướp giật tài sản; Đánh bạc; Hiếp dâm; Cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người… Với mỗi vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh...

Và càng khủng khiếp hơn nữa là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%...” (ngưng trích)


Hãy suy nghĩ, rằng tại sao trẻ em Sài Gòn trước 1975 hiền như bụt, và bây giờ trẻ em Sài Gòn cũng lấm bụi nhiều nhưng vẫn còn đỡ hơn các nơi khác?

Hãy tìm sự dị biệt đó, rồi mới đề nghị được giải pháp.

Nếu đổ tội cho trẻ em chưa được giáo dục nghiêm minh, thì cũng nên kêu gọi thế hệ người lớn nhận tội...

Như bản tin tựa đề “Để triệt nạn bạo hành trẻ em” ngày 20-12-2013 trên báo Tuổi Trẻ, trong đó có một thống kê lạnh mình:

“Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trong vòng ba năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam có gần 4.000 em bị bạo hành. Tuy nhiên, đấy chỉ là số vụ có trình báo, còn thực tế là bao nhiêu thì chưa có thống kê đầy đủ...

...Bởi lẽ từ xa xưa, truyền thống của dân tộc ta đã là “kính già, yêu trẻ”. Bởi lẽ, từ năm 1990 Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và từ năm 1991 đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, được sửa đổi vào năm 2004. Tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng 22 luật, văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền trẻ em...” (ngưng trích)

Có luật, nhưng quan chức có chịu thực thi đâu. Lẽ ra, thấy trong xóm có ba mẹ đánh con thê thảm, là công an phải tới ngay tức khắc, còng tay ba mẹ đó, vì đó là tội hình sự rồi...

Thử đi ra đường mà đánh con nít của ông Chủ tịch Phường, Chủ tịch Xã xem sao... Lẽ nào, đánh con mình là được công an nhắm mắt bỏ qua, còn đánh con ông Chủ tịch Xã là bị bắt giam? Luật nào phân biệt như thế?

Một thống kê khác cũng đầy lo ngại: VOV hôm 28-9-2013 loan tin tưạ đề “Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng,” trong đó viết:

“Tại hội thảo “Nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (VDD) và nhãn hàng Lackid tổ chức sáng 28/9 tại Hà Nội, PGS - TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam còn ở mức cao so với khu vực. Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, hàng ngàn trẻ em tử vong do nguyên nhân có liên quan đến suy dinh dưỡng.

Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng, trong năm 2012 cho thấy, cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị thiếu cân, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị thấp còi. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc biếng ăn, táo bón và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhận thức, giảm khả năng học hỏi...”(ngưng trích)

Thế đấy nhé... Tương lai dân tộc rồi sẽ ra sao?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.