Hôm nay,  

Níu Lấy Những Dòng Thơ

13/02/201400:00:00(Xem: 4753)
Nhớ mang máng, hình như nhà thơ Phùng Quán năm xưa, đã từng viết rằng có những lúc ông ngã lòng và đứng dậy nhờ vịn lấy câu thơ... Đọc lâu lắm rồi, mấy chục năm trước, từ sách của cụ Hoàng Văn Chí.

Bây giờ trí nhớ không còn chính xác... cũng không biết dò ở đâu ra, vì vào Google cũng hình như là mịt mù... không dò ra nổi...

Nhưng hiện nay thực sự là, có một người đã níu lấy những dòng thơ để làm lẽ sống: nhà báo Phạm Kế Toại trên tờ Nông Nghiệp VN đã kể về một nhà thơ như thế.

Nhà thơ nữ này có tên là Trần Thị Hồng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Cô sinh ngày 2/2/1980, nghĩa là khởi sự tuổi trung niên.

Cô làm thơ với bút hiệu là Lệ Hồng. Sức khỏe nhà thơ không ổn, bị bệnh hiếm gặp, nhưng nhà nghèo. Ba mất sớm, mẹ là bà cụ Trần Thị Mấm gồng gánh nuôi cả nhà.

Bài báo kể qua lời nhà báo:

“Trước mắt tôi là một người phụ nữ với thân hình không bình thường, chân tay co quắp. Dẫu vậy, nụ cười luôn thường trực trên môi cùng đôi mắt sáng. Bị sốt mấy ngày liền, lúc nóng, lúc lạnh, mồ hôi vã ra nhưng chị vẫn phải đắp chiếc chăn bông dày.

Hồng sinh ra trong một gia đình thuần nông, có 5 anh chị em. Người cha mất bị bệnh mất sớm, một mình bà Mấm nuôi 5 người con trưởng thành. Trong 5 anh chị em, Hồng là người duy nhất mắc phải căn bệnh quái ác này...”

Từ nhỏ, cô Hồng đã thấy mình khác bạn bè, vì chuyện gì cũng nhờ mẹ lo, vì “bà Mấm khóc ngất đi khi nhìn thấy chân tay đứa con bé bỏng của mình ngày càng teo tóp...”

Cô phải học chữ trực tiếp từ má, vì làm sao tới trường được.

Bài báo kể:

“Bà Mấm cõng Hồng đi chơi quanh xóm, ai cũng nhìn Hồng với ánh mắt tò mò, xen chút sợ hãi. Từ lần đó, Hồng không muốn đi đâu, chỉ quanh quẩn chơi trong nhà. Quắp chặt lấy chiếc ghế gỗ, Hồng vẫn có thể lê lết khắp nền nhà.

Sự nghiệt ngã vẫn tiếp tục chưa buông than cô bé Trần Thị Hồng. Bỗng một ngày, trên cánh tay của Hồng nổi lên nhiều mụn nhỏ. “Sau đó là những cơn sốt cao, co giật, chân tay nó bị co quắp hoàn toàn. Trước đó nó còn xúc được cơm ăn cơ mà”, bà Mấm kể trong nước mắt...

Phải mất cả năm trời, Hồng mới có thể thuộc hết mặt con chữ. Học thuộc chữ đã khó nhưng với Hồng, viết chữ còn khó gấp vạn lần. Đôi tay co quắp của Hồng hoàn toàn không thể cầm bút. Hồng phải dùng cổ tay kẹp chiếc bút vào má rồi tập viết. Những con chữ nguệch ngoạc dần hiện ra...”

Bây giờ, cô Hồng đã vào được FaceBook... nhờ dùng que đánh văn bản trên máy tính.

Mình không hiểu Facebook, không biết xài FB... nên không đọc được thơ cô trên FB.

Tuy nhiên, chỉ nói rằng thơ cô Lệ Hồng không phải thượng thừa, nhưng phải nói là cảm động...

Báo Nông Nghiệp VN ghi mấy dòng thơ đầu tiên của cô Lệ Hồng:

“...Và đây là bài thơ đầu tiên Hồng viết:

“Tôi vừa là nhà thơ, lại là nhà viết kịch
Nhưng mà tôi không thích, mỗi khi ai chào tôi
Xin chào nhà thi sĩ
Thi sĩ gì đồ tôi
Chỉ là đồ bắt chước, theo mọi người mà thôi”...”

Những dòng thơ của cô buồn quá, lạ quá... hẳn là vì đời cô không có bao nhiêu niềm vui, và đúng là như thế.

Hiện nay, theo bài báo, 69 bài thơ của chị đã được NXB Văn học in thành tập thơ mang tên “Vần thơ không cháy hết”. Tập thơ đã được ra mắt bạn đọc năm 2012...

Có ai đọc những dòng thơ trên và thấy rằng trần gian này bất công biết là bao nhiêu. Tại sao lại phải mang bệnh ngặt từ ngày thơ ấu? Tại sao lại sinh vào một gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc để rồi bệnh không được chữa chạy chu toàn nổi?

Có biết cơ mang nào là câu hỏi, cần chất vấn trong đời này.

Và chỉ vui là khi biết rằng, cô vẫn nằm đó, làm thơ bằng cách lấy que gõ chữ vào máy tính... và rồi những dòng thơ cất cánh, bay lên.

May mà còn có thơ để cô níu lấy, bay bổng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.