Hôm nay,  

Mùa Xuân với Ý Thiền

04/02/201400:00:00(Xem: 5744)
Mùa xuân và ý thiền có gì khác nhau, có gì tương sinh, hay thực ra chẳng có gì lạ.... vì mùa nào cũng là mùa, và vì cõi này lúc nào cũng vậy thôi?

Hôm nay mới đọc bài “Thiền sư & xuân” của HT.Thích Thanh Từ trên báo Giác Ngộ, trong đó có vài ý, xin trích như sau:

“Đẹp đẽ thay trên cảnh tượng ồn náo biến động đã ngầm chứa một cái bất động, như gà gỗ gáy sáng, gái đá mừng xuân. Rồng nhả hơi trên mặt hồ trong lặng để cùng tiếp đón một mùa xuân, lò trầm hương tỏa quyện theo gió thiền…

Bốn mùa thay đổi muôn vật chuyển xoay, theo quan niệm người đời mỗi khi đông tàn xuân đến, trong lòng rộn rã lo mừng xuân đón xuân. Rồi bao nhiêu tục lệ từ xưa truyền lại, nào là đưa ông táo, thiệp chúc xuân, dựng nêu, rước ông bà, chúc Tết, lì xì v.v...

...Con người và muôn vật đều bị cuốn phăng theo dòng thời gian bất tận. Sự chết sống sanh diệt của người và vật đều ứng hợp theo thời tiết. Hoa nở, bướm lượn tìm hương đều lệ thuộc vào mùa xuân. Nếu chúng ta cứ bám víu vào bản thân, vào ngoại cảnh thì ôi thôi! Dòng luân hồi sanh tử lôi cuốn chúng ta không biết đến đâu cho cùng....”(ngưng trích)

Nghĩa là, ý thầy dặn là đừng bám víu vào bản thân, vào ngoaị cảnh... vì cái gì cũng bị cuốn phăng cả.

Tương tự, trên báo Giác Ngộ, có bài “HT.Thích Giác Toàn: Ngày xuân luận Kiều, suy ngẫm lời Phật.”

Điều để ghi nhận rằng, HT Thích Thanh Từ là nhà sư Bắc Tông, HT Thích Giác Toàn là nhà sư Nam Tông. Tất nhiên cái nhìn cũng dị biệt chút ít, nhưng nơi đây bài phỏng vấn HT Thích Giác Toàn, do Quảng Hậu ghi lại, lại dẫn kinh Bắc Tông (về tội tánh vốn không).

Nơi đây, trích nhận định về Kiều như sau:

“...Khi đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy rõ thân phận con người và tính nhân quả của con người trong cuộc sống. Có thể nói đại thi hào Nguyễn Du đã nghiên cứu, thẩm thấu được giáo lý Đức Phật và thực tế cuộc sống nhân sinh trong đời. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chuyển tải nội dung của Truyện Kiều dựa trên tác phẩm “Thanh Tâm Tài Nhân” của người Trung Hoa, để viết bằng chính thể thơ lục bát của Việt Nam.


Mở đầu Truyện Kiều, ông đã viết:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Qua đó, thân phận con người đang dần được phơi bày, có thể nói đây là điểm gặp nhau giữa Phật giáo và Truyện Kiều. Giáo lý của Phật dạy cũng lấy con người là trung tâm điểm hướng đến, nhằm giải thoát khổ đau cho con người và đưa họ dần nhận ra thực tướng huyễn ảo về thân phận vô thường của chính mình.

Cho đến đoạn kết, thi hào đã nhấn mạnh chữ tâm của nhà Phật. Một khi được thọ thân làm người dù đẹp hay xấu bao nhiêu nhưng khi đi qua dòng đời thì cũng long đong lận đận và gian nan. Ở đây, cái tâm của cuộc sống cũng dần được hiện lên như người ta thường nói là một cái kết có hậu. Sau 15 năm lao đao, lận đận, Thúy Kiều đã gặp lại Kim Trọng.

“Còn duyên may lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa”

Cho dù mình có bị vùi giập, nhưng cái tâm thủy chung son sắt vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cho đây là cái đẹp và thiên lương mà tư tưởng Đại thừa Phật giáo đề cập đến ở những bộ kinh lớn, hay là cách gạn lọc thân tâm trong ý thức “tội tánh vốn không”.

“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Để rồi khi kết thúc Truyện Kiều, đại thi hào cho chúng ta thấy được cái thanh thoát trong tinh thần thi nhân sống là cống hiến cho đời và xem đây như là một cuộc vui, tinh thần thiền vị nơi đây thể hiện rất rõ “Nhạn bay trên trời, cá lội dưới nước không hề lưu lại vết tích”. Trong cuộc sống chúng ta hãy làm hết sức mình để đền đáp, phụng sự chúng sanh, phục vụ cho con người nhưng đừng bảo thủ cố chấp vì những điều mà ta đã làm...”(ngưng trích)

Ngày xuân, không có gì thơ mộng bằng giữ tâm như nhạn bay trên trời, không hề lưu vết tích.

Quả nhiên là tuyệt mù thơ mộng vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.