Hôm nay,  

Mùa Xuân với Ý Thiền

04/02/201400:00:00(Xem: 5734)
Mùa xuân và ý thiền có gì khác nhau, có gì tương sinh, hay thực ra chẳng có gì lạ.... vì mùa nào cũng là mùa, và vì cõi này lúc nào cũng vậy thôi?

Hôm nay mới đọc bài “Thiền sư & xuân” của HT.Thích Thanh Từ trên báo Giác Ngộ, trong đó có vài ý, xin trích như sau:

“Đẹp đẽ thay trên cảnh tượng ồn náo biến động đã ngầm chứa một cái bất động, như gà gỗ gáy sáng, gái đá mừng xuân. Rồng nhả hơi trên mặt hồ trong lặng để cùng tiếp đón một mùa xuân, lò trầm hương tỏa quyện theo gió thiền…

Bốn mùa thay đổi muôn vật chuyển xoay, theo quan niệm người đời mỗi khi đông tàn xuân đến, trong lòng rộn rã lo mừng xuân đón xuân. Rồi bao nhiêu tục lệ từ xưa truyền lại, nào là đưa ông táo, thiệp chúc xuân, dựng nêu, rước ông bà, chúc Tết, lì xì v.v...

...Con người và muôn vật đều bị cuốn phăng theo dòng thời gian bất tận. Sự chết sống sanh diệt của người và vật đều ứng hợp theo thời tiết. Hoa nở, bướm lượn tìm hương đều lệ thuộc vào mùa xuân. Nếu chúng ta cứ bám víu vào bản thân, vào ngoại cảnh thì ôi thôi! Dòng luân hồi sanh tử lôi cuốn chúng ta không biết đến đâu cho cùng....”(ngưng trích)

Nghĩa là, ý thầy dặn là đừng bám víu vào bản thân, vào ngoaị cảnh... vì cái gì cũng bị cuốn phăng cả.

Tương tự, trên báo Giác Ngộ, có bài “HT.Thích Giác Toàn: Ngày xuân luận Kiều, suy ngẫm lời Phật.”

Điều để ghi nhận rằng, HT Thích Thanh Từ là nhà sư Bắc Tông, HT Thích Giác Toàn là nhà sư Nam Tông. Tất nhiên cái nhìn cũng dị biệt chút ít, nhưng nơi đây bài phỏng vấn HT Thích Giác Toàn, do Quảng Hậu ghi lại, lại dẫn kinh Bắc Tông (về tội tánh vốn không).

Nơi đây, trích nhận định về Kiều như sau:

“...Khi đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy rõ thân phận con người và tính nhân quả của con người trong cuộc sống. Có thể nói đại thi hào Nguyễn Du đã nghiên cứu, thẩm thấu được giáo lý Đức Phật và thực tế cuộc sống nhân sinh trong đời. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chuyển tải nội dung của Truyện Kiều dựa trên tác phẩm “Thanh Tâm Tài Nhân” của người Trung Hoa, để viết bằng chính thể thơ lục bát của Việt Nam.


Mở đầu Truyện Kiều, ông đã viết:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Qua đó, thân phận con người đang dần được phơi bày, có thể nói đây là điểm gặp nhau giữa Phật giáo và Truyện Kiều. Giáo lý của Phật dạy cũng lấy con người là trung tâm điểm hướng đến, nhằm giải thoát khổ đau cho con người và đưa họ dần nhận ra thực tướng huyễn ảo về thân phận vô thường của chính mình.

Cho đến đoạn kết, thi hào đã nhấn mạnh chữ tâm của nhà Phật. Một khi được thọ thân làm người dù đẹp hay xấu bao nhiêu nhưng khi đi qua dòng đời thì cũng long đong lận đận và gian nan. Ở đây, cái tâm của cuộc sống cũng dần được hiện lên như người ta thường nói là một cái kết có hậu. Sau 15 năm lao đao, lận đận, Thúy Kiều đã gặp lại Kim Trọng.

“Còn duyên may lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa”

Cho dù mình có bị vùi giập, nhưng cái tâm thủy chung son sắt vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cho đây là cái đẹp và thiên lương mà tư tưởng Đại thừa Phật giáo đề cập đến ở những bộ kinh lớn, hay là cách gạn lọc thân tâm trong ý thức “tội tánh vốn không”.

“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Để rồi khi kết thúc Truyện Kiều, đại thi hào cho chúng ta thấy được cái thanh thoát trong tinh thần thi nhân sống là cống hiến cho đời và xem đây như là một cuộc vui, tinh thần thiền vị nơi đây thể hiện rất rõ “Nhạn bay trên trời, cá lội dưới nước không hề lưu lại vết tích”. Trong cuộc sống chúng ta hãy làm hết sức mình để đền đáp, phụng sự chúng sanh, phục vụ cho con người nhưng đừng bảo thủ cố chấp vì những điều mà ta đã làm...”(ngưng trích)

Ngày xuân, không có gì thơ mộng bằng giữ tâm như nhạn bay trên trời, không hề lưu vết tích.

Quả nhiên là tuyệt mù thơ mộng vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.