Hôm nay,  

Nói Chuẩn Tiếng Anh

9/2/201300:00:00(View: 11856)
Ai dám nhận mình là nói chuẩn tiếng Việt? Giọng Hà Nội, hay giọng Sài Gòn, hay giọng Huế? Giọng Bắc Ninh hay giọng Nghệ An, giọng Quảng Ngãi hay giọng Cà Mau?

Thế nhưng, mình quá mệt vì tiếng Anh từ hồi học ở Ziên Hồng gần nửa thế kỷ trước. Không biết mấy thầy cô hồi xưa nói tiếng Anh theo giọng Mỹ New York hay giọng Mỹ California, theo giọng Úc Sydney hay giọng Úc Melbourne, theo giọng Anh London hay giọng Anh Ireland...?

Thế nên, học một giọng chuẩn là đủ tắt thở... mình rất thông cảm với quý thầy cô bây giờ.

Vì thiệt sự, thầy cô bây giờ học tiếng Anh tất cũng từ nhiều nguồn đa dạng. Vấn đề là, hễ phát âm sai là "trật chút hào ly, đất trời xa cách..." -- chữ nhà Thiền xài nơi đây rất mực hợp lý.

Báo SGGP kể chuyện "Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn," trong đó mô tả nan đề này là, trích:

"Câu chuyện được nhắc đến trong bài viết này không mới nhưng tiếp tục gây bức xúc trong phụ huynh, học sinh trước thềm năm học mới. Đó là việc học sinh ở cấp tiểu học và THCS ở TPHCM hay than thở với cha mẹ rằng "cô giáo của con nói tiếng Anh kỳ lắm". Theo các em, cách phát âm của một số giáo viên dạy tiếng Anh không những không đúng chuẩn mà còn sai so với những gì các em học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài hoặc tiếp xúc qua băng dĩa, giáo trình tiếng Anh chuẩn.

Trong khi thời nay, nhiều học sinh có khả năng, tự tin giao tiếp với người nước ngoài thì phần đông thầy cô giáo dạy tiếng Anh yếu về khả năng nghe nói và không thể nói chuyện với người bản xứ. Chính độ vênh khó chấp nhận này đang đặt ra yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn và không thể tiếp tục duy trì tình trạng học ngoại ngữ theo chuẩn của Việt Nam.

Bộc bạch về điểm yếu này, nhiều giáo viên thừa nhận, họ chỉ được đào tạo theo chuẩn ra của Việt Nam và ra trường cũng dạy theo chuẩn đọc, viết là chính, ít có cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Vì thế, kỹ năng nghe nói kém là tất yếu và không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn.

Nhìn vào kết quả khảo sát chuẩn giáo viên ở các địa phương trong cả nước chỉ đạt 3% và TPHCM khá hơn cũng chỉ đạt trên 10%, cho thấy bức tranh giáo dục ngoại ngữ đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Đúng là không thể chấp nhận thực trạng dạy ngoại ngữ không gắn với thực hành và dạy lệch chuẩn, chỉ chú trọng kỹ năng đọc - viết để thi cử như ở Việt Nam. Trong khi thị trường lao động thời hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp, biết giao tiếp bằng tiếng Anh thì phần đông học sinh, sinh viên Việt Nam chỉ biết giao tiếp bằng tay hoặc bị "câm, điếc"..."(ngừng trích)

Mình tự nghiệm ra là, khi vào nghe tiếng Anh ở đài VOA, tất là giọng chuẩn của Mỹ, trên đaì này dạy rất tuyệt vời. Nhưng khi nhảy qua đài BBC, tất là nghe giọng chuẩn Anh Quốc, hay qua Đài Úc Châu -- cũng là 2 chương trình tiếng Anh tuyệt vời, là lúng túng, nghe lạ liền...

Tại sao Bộ Giáo Dục & Đào Tạo VN không hợp đồng với các đài này, vốn đã có sẵn các chương trình đaò tạo tiếng Anh từ xa... để giúp quý thầy cô tiếng Anh tại VN luyện giọng, theo từ dễ tới khó...? Ban Việt ngữ các đài này chắc chắn sẵn lòng giúp chứ (theo mình đoán).

Hay là Bộ không hoan hỷ với các đài này? Thực sự, trong chương trình tiếng Anh các đài này, ngay cả khi họ phóng trên YouTube nữa, đâu có bàn gì về nhân quyền hay dân chủ đâu... mà sợ cho an ninh theo dõi?

Hay là Bộ chỉ muốn bơm tiền ra thuê giáo viên ở Philippines sang, vì có bơm tiền ra, mới dễ kiếm huê hồng, dễ nhét túi phong bì?

Reader's Comment
9/2/201301:59:56
Guest
Cứ để đảng và Bộ giáo dục chỉ đạo. Đảng " ta " lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hãy đợi đấy ! Đảng đã tiên đoán chuẩn tiếng Anh sẽ là tiếng Anh - Khựa
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.