Hôm nay,  

Lạm Dụng Nàng Osin

30/08/201300:00:00(Xem: 10496)
Hình ảnh Osin trong phim ảnh dĩ nhiên rất thơ mộng. Những truyện phim cho thấy những công thức bình thường rất tiểu thuyết: khi cô tớ gái xinh đẹp gặp cậu chủ tài hoa và hai người cùng xiêu lòng thương nhau. Thế là chuyện xảy ra đầy nước mắt vì phải vượt qua hàng rào giai cấp, và những ngăn cản từ phía gia đình của chàng.

Nguyên khởi từ truyện Quỳnh Dao kéo dài cho tới phim ảnh Hàn Quốc, những cô tớ gái xinh đẹp đã làm biết bao nhiều người chảy nước mắt, từ vui mừng tới buồn tiếc... Và nhỡ khi cô bị chàng lôi kéo vượt qua vòng lễ giáo, thế là ngang trái lại càng đau lòng.

Vấn đề là: có thực cô tớ gái bị lạm dụng, vì chàng chơi trò Sở Khanh, hay chỉ như tiểu thuyết cho thấy định mệnh ngăn trở? Lằn ranh nào cũng đau lòng.

Báo Tiền Phong qua bản tin tựa đề “36% 'Osin' nguy cơ bị lạm dụng tình dục, đánh đập...” hôm Thứ Năm ghi nhận:

“Ngày 28/8, tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về lao động giúp việc và gia đình từ năm 2007 tới nay, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) cho hay có 16% người giúp việc (NGV) gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục, 20% bị đánh đập, mắng chửi.

Nghiên cứu của GFCD cho hay, với đặc trưng phần lớn là phụ nữ, xuất thân ở nông thôn, NGV sinh sống cùng gia đình gia chủ ở thành phố dễ phải đối mặt với các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục... Mặc dù điều 183, Bộ luật Lao động 2012 đã quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động là ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với người lao động, tuy nhiên luật lại chưa định nghĩa rõ về những vấn đề này...”(ngừng trích)

Thấy chưa, đời đâu có thơ mộng như tiểu thuyết Quỳnh Dao hay phim bộ Hàn Quốc.

Cũng cần nói rằng, Liên Hiệp Quốc có nghĩ tới chuyện bảo vệ các cô Osin từ lâu rồi.

Cơ quan ILO cho biết hiện thời thế giới có khoảng 53 triệu cô tớ gái (mình nhớ con số thống kê hồi năm 2011 hay 2012).

Lúc đó, Tổng Thống Benigno Aquino của Philippines đã ca ngợi Liên Hiệp Quốc với bản công ước về Lao Động Quốc Tế do tổ chức ILO vừa thông qua nhằm bảo vệ công nhân tại gia khắp thế giới, công nhận rằng các cô tớ gáí trong nhà vẫn bình đẳng với và có quyền tương đương như công nhân ngành nghề khác.

Còn trường hợp Việt Nam thì báo Tiền Phong ghi rồi đó: 16% ông chủ và cậu chủ nhìn cô tớ gái như một trò chơi ngoàì luồng... để cưỡng bức hay dụ dỗ.

Tại sao họ không nhìn các cô ngang hàng như một người ngoaì phố? Dĩ nhiên, không đòi hỏi phải trân trọng như tiểu thuyết hay phim bộ. Chỉ cần như một người ngoaì phố thôi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.