Hôm nay,  

Những Nhà Thầu Liều Lĩnh

10/2/200000:00:00(View: 5723)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, chưa bao giờ việc đấu thầu xây dựng các công trình điện lại khốc liệt như lúc này, các công ty đã tranh nhau bỏ giá thấp để mong được trúng thầu. Và khi đã thắng đầu thầu, các công ty này biết rằng lãi là khó nhưng phải chống lỗ để có việc làm. Nhiều công ty đã bỏ giá thầu thấp hơn giá gọi thầu đến gần 50%, do đó khi tiến hành công trình, các nhà thầu liều lĩnh này đã phải tính lại bài toán mua sắm vật liệu xây cất và tiền thuê nhân công, từ đó xảy ra tình trạng nhiều công trình đã bị “sự cố” khi chưa đưa vào sử dụng. Sau đây là một số trường hợp phá giá để được thầu theo ghi nhận của báo SGGP.

Trong 18 công trình thuộc đợt mở thầu bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản của Công ty Điện lực Thành phố hồi tháng 7/2000, nhiều nhà thầu đã thắng thầu với giá không thể tưởng tượng nổi. Như công trình 7 lộ ra của trạm ngắt Nguyễn Hoàng, giá gói thầu là 918 triệu đồng (số tròn) thì một đơn vị dự thầu dám bỏ giá 493 triệu. Chưa ăn thua gì. Gói thầu hoàn thiện lưới hạ thế ở Tân Bình có giá 297 triệu thì Công ty Rạng Đông bỏ giá 158 triệu. Và khó tưởng tượng, gói thầu trị giá 2,9 tỷ đồng, Công ty Rạng Đông trúng thầu với giá “kỷ lục”: 1,7 tỷ, chỉ bằng 60% giá gọi thầu! Sau này, trong lần gặp gỡ ông Huỳnh Cao Phượng, Giám đốc Rạng Đông, ông nói: “Thú thật, giá như vậy là lỗ cầm chắc. Nhưng chẳng thà chịu lỗ một, hai công trình còn hơn cho anh em thất nghiệp”.

Cũng theo báo quốc nội, nếu 10 năm trước, số công ty chuyên ngành xây dựng công trình điện chỉ đếm trên hai bàn tay, giờ con số này lên đến hàng vài ba chục và thị trường bước vào hồi cạnh tranh quyết liệt, gay cấn. Báo quốc nội đã nêu câu hỏi: bỏ giá thấp để phá giá hay là chiêu giảm giá cạnh tranh" Phân tích về hiện tượng này, báo quốc nội viết: Một nguyên nhân mà ai cũng cùng chung nhận xét là khối lượng công trình hiện nay không nhiều, các nhà thầu phải tranh nhau công trình để “có tiền nuôi quân, nếu lỗ thì lỗ chút đỉnh, còn hơn không cơm mà chẳng cháo”. Nhiều giám đốc nói thật: “Nếu không nhận thầu thì chết ngay. Nhận thầu mà lỗ thì chết từ từ. Tôi chọn cái chết từ từ.” Có giám đốc lạc quan hơn: “Công trình này lỗ thì chờ kiếm công trình khác đắp lại”. Người theo hướng “lạc quan”, kẻ chịu chết từ từ, chỉ có những nhà thầu kinh nghiệm thì than trời.

Bạn,
Với cách thầu quá liều lĩnh như thế, thì hậu quả là chuyện nhãn tiền. Báo SGGP cho biết có nhiều đơn vị trúng thầu rồi thực hiện công trình xây dựng lưới điện bằng vốn của Ngân hàng Thế giới đã làm “trây” ra đến độ nhiều điện lực khu vực phải nhức đầu nghe dân trách cứ do việc hồi phục trễ nguồn điện. Một phó giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn than với phóng viên: Nhiều đơn vị trúng thầu nhưng tổ chức thi công kém và những thiệt hại do những đơn vị này gây ra thì không tính được, như việc hồi phục điện trễ ảnh hưởng đến sản xuất-sinh hoạt hay kéo dài thời gian thi hành công trình. Chưa kể, có nhà thầu đối phó với tình trạng lỗ lã bằng cách thuê mướn đội quân không tay nghề từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào để xây cất công trình. Cơm, nhà thầu nuôi nhưng lương thì nhà thầu gởi thẳng về gia đình người lao động với giá khá bèo. Người lao động không làm hoặc làm kém, có nghĩa là đồng lương mà người thân họ nhận được càng “hẻo” hơn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.