Hôm nay,  

Quảng Ninh Rinh Tiền Chùa?

26/06/201300:00:00(Xem: 6123)
Tỉnh Quảng Ninh là nơi danh thắng, nhiều di tích lịch sử Phật Giáo nhà Trần, nhà Lý. Do vậy, số lượng Phật Tử tới thăm lễ và dâng cúng đối với nhà chùa ở tỉnh Quảng Ninh nhiều hơn một số tỉnh lân cận.

Phước đức là khi dân chúng cư ngụ quanh một dang lam thắng cảnh, vì nhờ một vài ngôi chùa cổ mà tự nhiên du lịch phát triển. Ngay cả người chèo đò, người bán nước trà đá, người khiêng hành lý.... cũng có tiền rủng rỉnh. Đó là điều dễ hiểu.

Nhưng dễ hiểu thêm nữa: các quan cán bộ suy nghĩ rằng tại sao tiền chùa lại để cho các sư hay ban hộ tự quản lý và sử dụng? Tại sao tiền chùa lại không có đồng nào rơi vào túi cán bộ? Và đã nói là tiền chùa, tại sao các quan không có quyền sử dụng?

Đó là lý do, các quan mới nghĩ kế để thộp cổ con gà đẻ trứng vàng: các quan Quảng Ninh muốn rinh thùng tiền công đức.

Trang web của Chùa Phúc Lâm có bài viết của Phật tử Quần Anh nói rõ: “Quảng Ninh: Lộ diện chân tướng chủ thể muốn 'ôm' tài sản của các cơ sở tôn giáo.” Bài này kể rằng:

“Báo VietNamNet sáng nay (25-6-2013) đưa tin chính quyền Quảng Ninh đã tiên phong ra "văn bản dự thảo quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo". Trong đó quy định việc thành lập ban quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, với "trưởng ban là đại diện chính quyền địa phương, phó ban là người phụ trách cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các ủy viên.

Văn bản dự thảo này đã lộ ra cho biết chân tướng chủ thể quản lý tiền công đức (tài sản) của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là các quan chức chính quyền, còn chức sắc, nhà tu hành đứng đầu các cơ sở tôn giáo là bù nhìn, là người làm thuê, làm mướn cho các quan chức ấy.

Tuy nhiên, văn bản dự thảo này, theo VietNamNet, đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của tăng, ni, phật tử Quảng Ninh, và đại diện chính quyền đã "thừa nhận sai sót và xin lỗi về những từ ngữ thiếu phù hợp trong bản dự thảo", cũng như "thừa nhận việc chưa nghiên cứu kĩ về Phật giáo cho phù hợp trước khi đề ra bản dự thảo."

Sự kiện này cho thấy cái gọi là dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý tiền công đức, được núp dưới chiếc vỏ bọc "THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo" do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Bộ Nội vụ soạn thảo" sắp sửa ra đời, không ngoài mục đích tạo khung hành lang pháp lý để các quan chức chính quyền nhảy vào 'ôm' tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, và thao túng nội bộ tôn giáo.

Vấn đề đặt ra là thông tư này hầu như nhấn mạnh đến việc quản lý/ nắm giữ/ôm tiền công đức (tài sản) các cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư và của các cơ sở Phật giáo, vậy còn của các tôn giáo khác như: Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo v.v thì sao? Các quan chức chính quyền có đến các giáo xứ, giáo họ, Tòa Giám mục, đền Hồi giáo, nhà thờ Cao Đài v.v lập ban quản lý/ nắm giữ tiền công đức (tài sản) của họ không? Các tôn giáo này chẳng nhẽ không sống và hoạt động bằng tiền công đức do các tín đồ hiến tặng/ tiến cúng? Tại sao chỉ có cơ sở tín ngưỡng dân gian và cơ sở Phật giáo là các quan chức chính quyền muốn đến 'ôm" tiền công đức? Hay 'tiền chùa' thì dễ 'quản' hơn?


Một nghịch lý là chùa chiền do các công ty tư nhân lập nên và làm chủ đầu tư đang có xu hướng phổ biến hiện nay nhằm kinh doanh thì chủ thể quản lý tiền công đức của các ngôi chùa này là ai? Công ty tư nhân hay quan chức chính quyền? sao không thấy nói đến?

Nếu tiền công đức của các ngôi chùa này là do công ty tư nhân quản lý thì tại sao các chùa thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam do sư trụ trì lao tâm nhọc trí cộng với uy tín cá nhân vận động tín đồ đóng góp xây dựng nên thì các quan chức chính quyền lại muốn nhảy bổ vào quản lý/ nắm giữ/ ôm tài sản của các cơ sở tôn giáo này?

Từ một hiện tượng sai trái của trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - một cơ sở tín ngưỡng dân gian - do chính quyền lập nên, người ta đã và đang cố ý tạo công luận đánh đồng khái niệm giữa cơ sở tín ngưỡng - vốn do cộng đồng dân cư địa phương quản lý, và cơ sở tôn giáo - vốn do giáo hội và chức sắc, nhà tu hành quản lý, được pháp luật bảo hộ, để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho các quan chức chính quyền chiếm đoạt quyền quản lý các cơ sở tôn giáo của các chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo một cách hợp pháp, biến cơ sở tôn giáo thành cơ sở thu tiền của nhà nước, tạo cơ hội cho các 'con sâu' tham nhũng dễ bề đục khoét tài sản tôn giáo.

Trước đây, với quan niệm 'tôn giáo là liều thuốc phiện', là mê tín dị đoan, ra tay đập phá không thương tiếc nhiều di sản văn hóa Phật giáo của tổ tiên. Ngày nay, với cơ chế thị trường, lòng tham nổi dậy, năm nào cũng rậm rật muốn thò bàn tay lông lá của thế tục vào 'ôm, giữ' tài sản tôn giáo vốn trang nghiêm thanh tịnh, có nguồn gốc từ các tín đồ làm ăn lương thiện hiến cúng. Thật là vô lý ngoài sự tưởng tượng.”

Trang web Chùa Phúc Lâm cũng thêm nhiều chi tiết khác về chiến dịch mới của các quan Quảng Ninh này.

Tại sao thế? Tại sao các quan Tỉnh Quảng Ninh không vào chùa ngồi giữ thùng tiền công đức luôn nhỉ? Bởi vì ngồi ở trụ sở tỉnh, ở văn phòng tỉnh... còn phải lo sợ các ban bộ -- như Ban nội chính, hay Ban phòng chống tham nhũng -- sờ gáy. Mới biết là tuyệt chiêu: rinh tiền chùa, trong khi khỏi cần ăn chay, tụng kinh, tu hành, giữ giới... gì cả.

Thôi thì, các quan tỉnh Quảng Ninh baỳ mưu rinh thùng tiền công đức để khỏi bị ai sờ gáy nhỉ? Vì có ban nào đếm được chính xác tròng thùng công đức nổi đâu?

Mới biết, bày mưu cho nước giaù dân mạnh thì chưa thấy, nhưng bày mưu rinh tiền chùa thì Quảng Ninh đệ nhất vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.