Hôm nay,  

Đời Nhặt Rác

13/02/200300:00:00(Xem: 4709)
Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư kỳ này là chuyện về những người nhặt rác ở thành phố Huế. Theo báo Giáo Dục Thời Đại, hễ đi đến bất kỳ bãi rác nào vào lúc chập choạng tối trong thành phố, phóng viên báo này đều nhận thấy có rất nhiều người đang dùng que đào bới rồi nhặt rác. Những người nhặt rác là những người nghèo khổ. Báo GDTD viết về tình cảnh của những người kiếm sống bằng công việc nhặt rác ở Huế qua đoạn ký sự như sau.
Bãi rác ở đường Tùng Thiện Vương (Tp.Huế) chỉ là một bãi nhỏ nhưng cũng có đến 4-5 người tham gia nhặt rác ở đây mỗi tối. Dưới ánh đèn vàng hiu hắt và những hạt mưa bụi bay phất phới, những người này cần mẫn dùng que gạt đi, gạt lại đống rác rưởi hôi thối mong tìm được cho mình một vài thứ rác có thể sử dụng được để đem bán lại. Dụng cụ lao động của họ khá đơn sơ và không an toàn chút nào. Mỗi người có một chiếc đèn pha trên đầu, một bao tải móc sau lưng cùng với một cái que dùng bới rác... Chẳng có một phương tiện bảo hiểm nào trên con người họ, dù đó là chiếc bao tay hay đôi ủng cao. “Kiếm cả buổi tối cũng chưa chắc đủ ăn thì làm sao tụi tôi có tiền mua đồ bảo hiểm hả anh"”. Câu trả lời của người có vẻ lớn tuổi nhất trong số những người ở đó đã khiến phóng viên lúng túng trong chốc lát. Rồi như không để ý đến sự có mặt của tôi, họ vẫn tiếp tục làm việc.

“Nghề nhặt rác này vất vả và tủi hổ lắm anh ạ. Cứ nghĩ đến việc gặp người quen là mình đã lo ngại rồi, còn nếu lỡ gặp thì chỉ biết độn thổ đi cho khuất mắt”. Anh lớn tuổi nhất trong đám tâm sự nhưng vẫn không chịu cho tôi biết tên. Khi anh quay đi, Tèo cậu bé nhỏ nhất trong số người nhặt rác thì thầm vào vai phóng viên: “Chú ấy có vợ con rồi nên không chịu nói thật tên với địa chỉ mô mà anh hỏi”.
Tại một bãi rác khác ở cuối đường Chế Lan Viên, trong khi các công nhân của Công ty vệ sinh môi trường đang tiến hành công việc của mình thì vẫn có ba người nhặt rác. “Trung bình một đêm nhặt rác cũng kiếm được từ 7-10 ngàn đồng. Nếu gặp đêm vớ bở thì cao hơn. Nhưng cũng có nhiều đêm cúi đến cong cả lưng cũng chỉ đủ kiếm một đĩa cơm bụi”. Hoàng, một cậu bé thường xuyên nhặt rác ở bãi rác xã Phú Thượng (Phú Vang) cho phóng viên biết. Hai nỗi lo lớn nhất của người nhặt rác là tai nạn và không nhặt được rác. Tai nạn là chuyện thường xuyên xảy ra. Trong bất cứ bãi rác nào cũng ẩn chứa vô vàn nguy hiểm.
Bạn,
Phóng viên báo Giáo Dục Thời Đại viết tiếp: hình ảnh mà phóng viên nhìn thấy được vào một buổi sáng ở đường Nguyễn Tri Phương làm tôi nhớ mãi. Có ba bé gái với ba bao tải đựng rác sau lưng đứng lặng nhìn các bạn đồng tuổi mình đang nô đùa trong sân trường với ánh mắt buồn bã. Không biết các người có trách nhiệm sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy cảnh tượng này, và cũng không biết tương lai của những em bé nhặt rác hôm ấy sẽ đi về đâu"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.