Hôm nay,  

Trường Ngoài Công Lập

3/5/201300:00:00(View: 4736)
Bạn thân,
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.

Câu hỏi đơn giản: tại sao thế giới vẫn sống hùng, sống mạnh với các trường công lập... Thậm chí, trước năm 1975 vẫn có nhiều trường tư nổi tiếng -- ngay ở cấp đaị học, như Đại Học Vạn Hạnh (của Phật Giáo) hay Đại Học Minh Đức (của Công Giáo) -- mà bây giờ không thể sống nổi, tuy rằng chính phủ đã cho mở “các trường ngoàì công lập”...

Có phải vì chính phủ cho mở vì áp lực quốc tế và vì nhu cầu sinh viên quá đông, và đã “bí mật bóp chết” các trường này bằng nhiều hình thức khác nhau?

Báo VietnamNet viết bản tin tựa đề “Cái chết' được báo trước của trường ngoài công lập,” trong đó kể:

“Không tuyển được thí sinh, bị đình chỉ do mâu thuẫn, tranh chấp hay thiếu nhà đầu tư,… nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động thậm chí là đóng cửa.

Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, nếu nhà nước không có chính sách phù hợp thì nguy cơ tan rã là có thể xảy ra...

Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) tuyển 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ sàn trở lên.

Rất nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh rất thấp. Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được thí sinh nào, Trường CĐ Kỹ Thuật công nghiệp Quảng Ngãi tuyển được 0,64% chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ Đông Á 5,2%; ĐH Chu Văn An 15,5%...

....Nội bộ lình xình

Được thành lập từ 2007 nhưng đến năm 2011, Trường ĐH Hà Hoa Tiên có tới 5 đời hiệu trưởng. Tháng 10/2011, trong cuộc trả lời với báo chí, Quyền Hiệu trưởng là TS Nguyễn Văn Vĩnh dù luôn tự hào về cơ sở vật chất của trường nhưng bản thân ông cũng tâm sự sẽ sớm làm đơn thôi chức hiệu trưởng gửi Chủ tịch HĐQT và chủ tịch tỉnh Hà Nam.

Cùng năm 2011, Trường ĐH DL Văn Lang cũng xảy ra những mâu thuẫn nội bộ khi nhiều cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) phản ứng về bảng lương đang được áp dụng ở trường.

Theo đó, những CB-CNV này cho rằng bảng lương thể hiện sự bất hợp lý không công bằng giữa những người làm cùng công việc, vị trí; lương CB-CNV là cử nhân lại cao hơn lương thạc sĩ, tiến sĩ...”

Và nhiều trường hợp nữa. Tại sao như thế? Có phải tuy là đại học ngoài công lập, nhưng nhiều người chủ chốt trong Ban Giám Hiệu thực tế vẫn là các viên chức thuộc quản trị của Bộ GD-ĐT? Và do vậy, nội bộ tranh chấp hoài?

Tại sao nhiều trường tư trên thế giới vẫn là nơi nương tựa, nơi học hỏi và nghiên cứu của trí thức, nhưng ở VN thì chưa phải?

Có phải vì Điều 4 Hiến Pháp đã trao cho Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, kể cả ở trường tư?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.