Hôm nay,  

Hình Aûnh Chợ Làng

06/11/200200:00:00(Xem: 4727)
Bạn,
Khi nhắc đến văn hoá làng xã của VN, không thể không nhắc tới chợ làng. Vì một phần đời sống của những người dân quê được khắc hoạ qua sự phát triển của chợ làng. Ngoài nơi mua bán, chợ làng còn là nơi để thăm hỏi, mời gọi, nói chuyện con trâu, cái cày, chuyện ruộng, vườn, đồi núi... Mời bạn nghe câu chuyện về chợ làng trên báo Văn Hóa như sau.
Chợ Nghè quê hương tôi (phóng viên) cũng không nằm ngoài những ý nghĩa như thế. Tên chợ gắn liền với tên làng như thể làng sinh ra chợ và nhắc đến chợ người ta nghĩ ngay đến làng. Nằm ngay ở giữa làng, trên một khoảnh đất rộng với cây đa đứng sừng sững ở góc chợ, phía trên là dải núi thấp dần xuống nên nhìn từ xa, chợ như được treo trên cành đa. Vài túp lều tranh nho nhỏ, tường vôi xám xịt, dường như bao đời nay chợ Nghè vẫn vậy. Năm tháng, thời gian, mưa chan, nắng dội, chợ làng Nghè vẫn nguyên lành như thế, nguyên lành cả trong ký ức những người con xa quê như tôi. Chợ Nghè họp theo phiên, tháng có 12 phiên. Mỗi phiên chợ họp từ sáng sớm rộ lên bán mua vào khoảng 7, 8 giờ và đến gần trưa thì chợ vãn người. Nhất là vào những ngày mùa thì thời gian họp còn ngắn hơn, người ta tranh thủ đến chợ rồi còn tất tả cho việc đồng áng. Ai ai cũng chân thấp chân cao lo đồng sâu ruộng cạn. Hiền lành và chăm chỉ vẫn là phẩm chất rất đẹp của người dân Việt Nam muôn đời.

Ngày trước chợ Nghè chủ yếu chỉ có chè tươi, rau, cua, gạo, thóc... phần đa là hoa trái vườn nhà. Nhiều nhất vẫn là chè, chè đi từ chợ làng đến chợ Nga, chợ Sọng, chợ Huyện rồi xa hơn là Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... rồi từ các nơi đó, nhãn lồng, võng đay, vải vóc chuyển về. Đặc sản chợ Nghè quê tôi còn là món bún riêu cua, món ốc vặn. Con gái đồng chiêm quê tôi chăm chỉ và có "tài khêu ốc vặn, cắp chè bán rong" như ca dao truyền thống nhắc đến. Tôi nhớ mãi ấn tượng khi ngồi cạnh nồi riêu cua ngút khói mà chỉ cần bà chủ quán ghé tay mở chiếc vung nồi là sẽ thấy ngay hương thơm quyến rũ và màu gạch cua vàng óng ánh. Bánh đa chần qua nước sôi rồi chan nước riêu cua lên, cho thêm ít rau và hành phi thế là đã muốn húp sột soạt, mặt đỏ bừng và mồ hôi rịn ra trên trán. Nhâm nhi hơn có thể mua một bát ốc vặn, bỏ vào túi xủng xoẻng, vừa đi vừa lấy đồng 5 xu cho vào thân con ốc, xoay một vòng rồi chúm môi mút một cái, thế là cái ruột con ốc đã chui tọt vào trong cổ, mát, ngọt, thơm và khoan khoái vô cùng. Những món quà chợ quê giản dị như thế nhưng hương vị của nó chính là hương vị của tuổi thơ, của đồng bãi quê nhà. Bàn tay tôi đến giờ vẫn như còn dọc ngang vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai chà xước... xoè tay ra vẫn còn như thấy tiếng cá quấy mơ hồ động cả chiêm bao. Từ cua cáy, cá tôm trên dòng sông quê nghèo đến với chợ đã trở thành nồi cơm độn sắn của cả nhà, thành thếp giấy, thành lọ mực tím mồng tơi cho những ngày cắp sách đến trường làng, cho hồn tôi thăng hoa cùng bè bạn.
Bạn,
Tác giả viết tiếp: Chợ làng Nghè còn gắn liền với những cái tên nôm na của mỗi dân quê như là ký ức chẳng thể mờ phai: Bánh đa bà Sảng, bánh đúc bà Chạn, bánh lá ông Liễu, bánh xèo bà Lịch...... Dù bán gì thì tất cả đều phục vụ nhà nông. Bởi thế nên ai cũng tận tình chu đáo với khách hàng. Dân quê tôi là thế, chẳng tranh chấp thiệt hơn, chẳng lời lãi giành giật, cái cốt là tình làng nghĩa xóm sau trước đậm đài... Chợ làng quê tôi chính là tâm điểm cho nỗi nhớ của người xa quê, là ký ức trong vắt, ngọt ngào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.