Hôm nay,  

Vỡ Nợ và Lừa Đảo

06/02/201300:00:00(Xem: 7198)
Bạn thân,
Có những lằn ranh khó phân biệt nổi. Đó là lằn ranh của tâm ý, giữa thiện và ác, thí dụ như khi đốt tiền của người khác. Đứng về mặt kinh doanh, người ta nói đó là vỡ nợ, khi doanh nhân không trả nợ nổi nữa. Nhưng có thật hay không, khi người ta gom đủ thứ tiền thiên hạ và xài cho những thứ không ai kiểm soát nổi – và có người gọi đó là lừa đảo.

Thí dụ, như vụ vỡ nợ 100 tỷ đồng tại Sài Gòn.

Số tiền này không nhỏ, vì tương đương 4,9 triệu USD.

Bản tin từ thông tấn VietnamNet hôm Thứ Ba cho biết hàng chục người đã kéo đến nhà của 1 người phụ nữ tại Q.3, TP.SG để vây hãm đòi nợ, số tiền ước tính khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Vụ bao vây đòi nợ này diễn ra từ chiều đến đêm 4/2 tại ngôi nhà của bà T.T.Q.H (SN 1966) tại con hẻm 658 đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3.

Bản tin viết:

“Các nạn nhân cho biết, người “dính líu” ít nhất vài chục triệu đồng, người nhiều nhất lên đến vài chục tỷ đồng. Theo họ ước tính, khoản tiền bà H đã nợ và tạm chiếm đoạt của nhiều người lên đến hơn 100 tỷ đồng.

Theo các nạn nhân, trong nhiều ngày qua, họ đã liên lạc qua điện thoại, thậm chí đã nhiều lần đến tận nhà tìm bà H nhưng không thấy tung tích bà này ở đâu. Nhiều người trong số các nạn nhân là người quen biết lâu năm, thậm chí là bà con họ hàng và hàng xóm của bà H.


Ông Trung (một người em họ của bà H) kể: trước đây vài năm ông được bà H khuyên đầu tư mua xe tay ga các loại như: SH, Air Blade…từ bà để bán lại kiếm lời. Tham khảo thị trường, xác định mua xe từ bà H bán lại cho những nơi khác thu lợi được vài triệu đồng/chiếc nên ông Trung bắt đầu làm ăn với người chị họ của mình.

Ông Trung xác nhận “Ban đầu chị ấy làm ăn rất uy tín, nhận tiền giao đủ xe cho tôi bán lại. Gần đây tôi gom từ nhiều nguồn giao cho chị hơn 2 tỷ đồng, chị ấy cầm tiền rồi im lặng…Tôi nhiều lần gọi điện thoại, tìm đến nhà, nhưng chị tôi mất tích luôn”...”

Gần 5 triệu đôla... vỡ nợ. Đó là kết quả của hiện tượng xài tiền người khác. Nếu buôn bán chân thật mà thua lỗ, thì gọi là vỡ nợ. Nếu gian, thì gọi là lừa đảo.

Than ôi, đã có những vụ lớn hơn rất là nhiều, mà rồi cũng êm thôi.

Vinashin, Vinalines... đều là các trường hợp xài tiền dân và làm mất tới hàng chục tỷ đôla. Nên gọi đó là vỡ nợ hay lừa đảo? Hay là rút ruột tài sản quốc doanh?

Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chẻ nhỏ Vinashin và phần thì sáp nhập với Vinalines, phần thì cho tách rời ra... để xóa hết sổ sách kế toán Vinashin, để rồi chẳng ai dò ra chỗ nào là vỡ nợ, chỗ nào là lừa đảo nữa... Thì lằn ranh vỡ nợ, lừa đảo làm gì dò ra nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.