Hôm nay,  

Chuyện Đi Nhật Làm Thuê

20/03/200100:00:00(Xem: 5265)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, trong hơn một năm qua, nhiều công ty dịch vụ lao động xuất cảng đã bị lỗ nặng do phải đền tiền cho hãng nước ngoài vì có nhiều công nhân được tuyển dụng đã bỏ trốn. Để hạn chế mức thiệt hại tài chính, một số công ty đã nâng mức tiền thế chấp lên rất cao, ngoài khả năng của đa số ứng viên xin đi lao động xuất cảng.

Mới đây, vào thượng tuần tháng 3/2001, hàng trăm người nộp hồ sơ xin sang Nhật làm việc đã phải bàng hoàng khi nhận được thông báo của trung tâm Phát triển việc làm ở phía Nam (HITECO) thuộc công ty Traenco của bộ Giao thông vận tải, đơn vị trách tuyển dụng với nội dung: Mỗi người lao động phải có tài sản thế chấp trị giá từ 15,000 đô đến 20,000 đô, tương đương khoảng 217.5 triệu đồng đến 290 triệu đồng tính theo tỷ giá của ngân hàng Nhà nước CSVN ở Sài Gòn vào đầu tháng 3/2001, thì mới được đi lao động ở Nhật dưới màu áo tu nghiệp sinh.

Trình bày về sự việc nói trên, báo Tuổi Trẻ cho biết: Đã có 48 người trong danh sách đi Nhật vào tháng 3/2001 đã đóng 1,500 đô, gồm tiền cọc (400 đô), lệ phí khai thác thị trường (864 đô), lệ phí hồ sơ thủ tục... và thế chấp tài sản trị giá 10,000 đô. Ngoài ra 100 lao động có tên trong danh sách tu nghiệp sinh đã đóng số tiền 5.5 triệu đồng, đang theo học các lớp đào tạo của công ty VN nói trên để chờ ngày lên đường, cũng đã phải bị buộc ngưng học 10 ngày để chuẩn bị thế chấp theo quy định mới.

Phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt tại cuộc họp giữa HITECO và khoảng 1,000 người là lao động và thân nhân của họ để nghe nội dung thông báo này. Từ mờ sáng, những ông bố, bà mẹ còn chân ướt chân ráo từ Củ Chi, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau đã có mặt tại địa điểm họp. Những khuôn mặt lam lũ, thảng thốt nỗi lo âu tìm đâu ra một số tiền 300 triệu đồng, một số tiền vượt quá sức người lao động đa số ở vùng nông thôn và các tỉnh. Trên diễn đàn, một thân nhân nói: Từ tháng 6/2000, chúng tôi đã đóng 5.5 triệu đồng gồm tiền hồ sơ và tiền học hành do công ty tổ chức, ngày giờ đã được xác định, chúng tôi cũng đã làm xong những thế chấp trị giá 10 ngàn đô như công ty yêu cầu. Lần đầu do phía công ty Nhật có chuyện nên con em chúng tôi rớt vào danh sách dự bị. Mới đây lại nghe trúng tuyển đợt thi tháng 3, tháng 4/2001 thì bây giờ lại sinh chuyện tăng tiền thế chấp này, chắc thả luôn. Lo được một lần đã ớn rồi.

Giám đốc HITECO Trịnh Vĩnh Hội đã nêu ra những nguyên nhân phải nâng tiền hay tài sản thế chấp: Từ tháng 2 đến tháng 8/2000, HITECO không có một đồng doanh thu nào do vấn đề tu nghiệp sinh bỏ trốn. Và theo hợp đồng thì cứ mỗi lao động bỏ trốn thì HITECO bị phạt 15,000 đô. Theo ông Hội, trước đây công ty biết nhiều gia đình phải vay mượn lãi cao để có tiền thế chấp cho con em đi xuất cảng lao động từ 5-20 triệu đồng/một tài sản trị giá 10,000 đô nên công ty cho người lao động thế chấp một số tiền vừa phải. Quyết định mà ông Hội cho là nhân đạo này đã đem đến thiệt hại nặng cho công ty vì khi một số lao động bỏ trốn, số tài sản của họ quá thấp so với giá trị thật.

Bạn,
Báo quốc nội dẫn lời của ông Lâm Trần, đại diện phía đối tác nước ngoài, cho biết: tại Nhật Bản, tỷ lệ lao động VN bỏ trốn hiện quá cao so với các nước và tăng dần theo thời gian, cụ thể ở năm 1996 là 3.05%, năm 1999 là 17.95% và đến tháng 10/2000 là 24.73%. Vì thế thị trường này có nguy cơ bị đóng cửa đối với các doanh nghiệp xuất cảng lao động Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.