Bạn thân
Nhậu là truyền thống của đàn ông Miền Tây. Khi mùa cá, tôm đầy đồng, khi mùa gặt đã kết thúc... khó ai cầm lòng đặng khi bạn hữu được cơ hội tụ tập để cùng nâng ly.
Nhưng liều mạng hết lòng với nhậu như thế đa số vẫn là nghệ sĩ cải lương, những người hầu hết là nghèo và có đời sống lênh đênh chìm nổi. Hay phải chăng, chính đời sống chìm nổi lênh đênh này cũng là một động lực rất buồn để cùng rủ nhau nhậu.
Báo Lao Động kể về trường hợp nghệ sĩ Bảo Thanh, và đưa lời thương tiếc lên ngay tựa đề bản tin:
“Giật mình từ vụ đột tử của trưởng đoàn cải lương Long An: Nghệ sĩ cải lương quá nghèo và nhậu quá nhiều!”
Bản tin viết với ngôn ngữ bùi ngùi về một tài danh:
“Cuối tháng 8 vừa qua, nghệ sĩ Bảo Thanh - SN 1956, Trưởng đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (NTCLLA) - đã bất ngờ ngã quỵ và mất sau đó hơn 1 ngày. Giới nghệ sĩ cải lương miền Tây đã giật mình khi từ cái chết của Bảo Thanh họ mới nhận ra nhiều điều mà trước đây không để ý đến, đó là: Nghệ sĩ cải lương quá nghèo và nhậu quá nhiều!
Nói cho chính xác, vợ chồng Bảo Thanh cũng có 1chỗ ở gọi là nhà trong con hẻm sâu, nhà bề ngang chỉ hơn 2 mét, dài độ 10 mét, mái nhà thấp nóng... Khi anh trở thành Trưởng đoàn NTCLLA, tỉnh Long An có hứa cấp nhà (mua trả chậm) cho anh, nhưng chưa kịp thực hiện thì anh đã mất. Vì vậy mà đám tang anh không thể tổ chức tại nhà, phải mượn CLB Hưu trí TP.Tân An, dù anh chưa phải là cán bộ về hưu.
Bảo Thanh thành danh trong giai đoạn cải lương Long An hưng thịnh nhất (thập niên 1980). Thời ấy, những vở diễn do Bảo Thanh đóng chính luôn “cháy rạp”, tiền bán vé phải chứa bằng bao tải. Ấy vậy mà Bảo Thanh vẫn nghèo.
Cả đời anh không có xe gắn máy, khi trở thành Trưởng đoàn NTCLLA cách đây 5 năm anh mới được cơ quan “hóa giá” cho chiếc xe cà tàng giá 1 triệu đồng. Anh cũng chưa có tiền để sang tên, cho tới khi anh qua đời chiếc xe vẫn mang biển số xanh.
Bảo Thanh ngã bệnh lúc 4 giờ chiều ngày 25.8 và mất sau đó hơn 1 ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy gan của anh đã hư hoàn toàn do bị “xơ”. Lẽ ra anh phải bị đau đớn trước đó, còn bụng thì trương lên. Nhưng có lẽ do các tiệc nhậu nối tiếp nhau mà anh không phát hiện ra các triệu chứng bệnh.”
Đặc biệt, một chi tiết được bản tin báo Lao Động kể, cho thấy thói quen của dân Miền Tây, qua lời nghệ sĩ Đoàn Dự kể lại câu chuyện: “Ở một bữa tiệc có phục vụ ca hát cải lương, khi các nữ nghệ sĩ lên hát, nhiều khán giả tặng “bông” kèm theo tiền. Khi nghệ sĩ Bảo Thanh lên hát, mọi người vỗ tay tán thưởng càng nhiều hơn, để rồi khi anh kết thúc bài hát, “bông” tặng anh là 3 – 4 ly rượu, không kèm theo tiền. Tình cảm của bạn bè, khán giả dành cho anh quá lớn, phải thể hiện bằng rượu mới xứng, chứ ít người để ý là anh quá nghèo...”
Đời người ngắn như thế, và mong manh như thế. Tên người nghệ sĩ sáng rực trên sân khấu, nhưng khi ánh đèn tắt là những ngõ hẹp phố nghèo... và các ly rượu không ngừng.
Lẽ ra phải biết ngừng ở một nơi cần thiết.
Nhậu là truyền thống của đàn ông Miền Tây. Khi mùa cá, tôm đầy đồng, khi mùa gặt đã kết thúc... khó ai cầm lòng đặng khi bạn hữu được cơ hội tụ tập để cùng nâng ly.
Nhưng liều mạng hết lòng với nhậu như thế đa số vẫn là nghệ sĩ cải lương, những người hầu hết là nghèo và có đời sống lênh đênh chìm nổi. Hay phải chăng, chính đời sống chìm nổi lênh đênh này cũng là một động lực rất buồn để cùng rủ nhau nhậu.
Báo Lao Động kể về trường hợp nghệ sĩ Bảo Thanh, và đưa lời thương tiếc lên ngay tựa đề bản tin:
“Giật mình từ vụ đột tử của trưởng đoàn cải lương Long An: Nghệ sĩ cải lương quá nghèo và nhậu quá nhiều!”
Bản tin viết với ngôn ngữ bùi ngùi về một tài danh:
“Cuối tháng 8 vừa qua, nghệ sĩ Bảo Thanh - SN 1956, Trưởng đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (NTCLLA) - đã bất ngờ ngã quỵ và mất sau đó hơn 1 ngày. Giới nghệ sĩ cải lương miền Tây đã giật mình khi từ cái chết của Bảo Thanh họ mới nhận ra nhiều điều mà trước đây không để ý đến, đó là: Nghệ sĩ cải lương quá nghèo và nhậu quá nhiều!
Nói cho chính xác, vợ chồng Bảo Thanh cũng có 1chỗ ở gọi là nhà trong con hẻm sâu, nhà bề ngang chỉ hơn 2 mét, dài độ 10 mét, mái nhà thấp nóng... Khi anh trở thành Trưởng đoàn NTCLLA, tỉnh Long An có hứa cấp nhà (mua trả chậm) cho anh, nhưng chưa kịp thực hiện thì anh đã mất. Vì vậy mà đám tang anh không thể tổ chức tại nhà, phải mượn CLB Hưu trí TP.Tân An, dù anh chưa phải là cán bộ về hưu.
Bảo Thanh thành danh trong giai đoạn cải lương Long An hưng thịnh nhất (thập niên 1980). Thời ấy, những vở diễn do Bảo Thanh đóng chính luôn “cháy rạp”, tiền bán vé phải chứa bằng bao tải. Ấy vậy mà Bảo Thanh vẫn nghèo.
Cả đời anh không có xe gắn máy, khi trở thành Trưởng đoàn NTCLLA cách đây 5 năm anh mới được cơ quan “hóa giá” cho chiếc xe cà tàng giá 1 triệu đồng. Anh cũng chưa có tiền để sang tên, cho tới khi anh qua đời chiếc xe vẫn mang biển số xanh.
Bảo Thanh ngã bệnh lúc 4 giờ chiều ngày 25.8 và mất sau đó hơn 1 ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy gan của anh đã hư hoàn toàn do bị “xơ”. Lẽ ra anh phải bị đau đớn trước đó, còn bụng thì trương lên. Nhưng có lẽ do các tiệc nhậu nối tiếp nhau mà anh không phát hiện ra các triệu chứng bệnh.”
Đặc biệt, một chi tiết được bản tin báo Lao Động kể, cho thấy thói quen của dân Miền Tây, qua lời nghệ sĩ Đoàn Dự kể lại câu chuyện: “Ở một bữa tiệc có phục vụ ca hát cải lương, khi các nữ nghệ sĩ lên hát, nhiều khán giả tặng “bông” kèm theo tiền. Khi nghệ sĩ Bảo Thanh lên hát, mọi người vỗ tay tán thưởng càng nhiều hơn, để rồi khi anh kết thúc bài hát, “bông” tặng anh là 3 – 4 ly rượu, không kèm theo tiền. Tình cảm của bạn bè, khán giả dành cho anh quá lớn, phải thể hiện bằng rượu mới xứng, chứ ít người để ý là anh quá nghèo...”
Đời người ngắn như thế, và mong manh như thế. Tên người nghệ sĩ sáng rực trên sân khấu, nhưng khi ánh đèn tắt là những ngõ hẹp phố nghèo... và các ly rượu không ngừng.
Lẽ ra phải biết ngừng ở một nơi cần thiết.
Send comment