Hôm nay,  

Bán Sức Người Trên Sông

25/10/200400:00:00(Xem: 5232)
Bạn,
Hàng ngày, trên địa bàn xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, cứ vào 4 giờ sáng, từng tốp người từ các ngả kéo đến chợ Nhơn Phú (ấp Phú Thọ, xã Nhơn Phú). Người đi xuồng, người đi xe đạp, rồi lặng lẽ chọn một chỗ nằm, ngồi dưỡng sức để chuẩn bị cho một ngày bán sức lao động. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Chợ lao động miền Tây cũng có lịch sử của nó. Lúc làng gạch Măng Thít hình thành, các ghe thuyền tứ xứ sông nước miền Tây nườm nượp về đây mua gạch. Do phải chuyên chở nhiều nhân công, thêm nữa thời gian neo tàu lâu chờ đủ lượng gạch khiến các chủ ghe, tàu chịu không xiết trước các hao tổn phát sinh, vậy là họ tìm cách khác. Năm 1995, dân thương hồ rày đây mai đó nhanh chóng nhận ra chợ Nhơn Phú nằm cạnh ngã ba sông Lưu là ngõ thông thương lý tưởng để ghe thuyền cập bến tuyển dụng nhân công khiêng gạch. Thế là khi chở gạch, họ tấp vào chợ tuyển lao động tự do làm việc ăn công trong ngày, mỗi ghe tàu tùy theo sức vận chuyển 8-15 thiên gạch (một thiên 1 ngàn viên) mà tuyển dụng nhiều hay ít với giá khiêng 8-30 đồng/viên tùy gạch ngói hay ống. Ban đầu tuyển được vài người, sau đó người lao động rỉ tai nhau ai thất nghiệp muốn bán sức lao động cứ ra ngã ba sông Lưu! Cứ vậy lâu dần chợ nhóm ngày càng sung trở thành chợ bán sức lao động quen thuộc trong nếp sống người bản xứ, nó cũng được thương hồ gán cho danh hiệu "chợ bán sức lao động sông nước miền Tây".

"Chợ thường nhóm lúc 4 giờ sáng và tan khoảng 13 giờ tùy theo con nước. Nhờ nó mà chỉ riêng xã tôi hàng trăm người dân quê có thêm việc làm ổn định". 12 giờ trưa chợ lao động tan dần, bến sông Lưu hàng trăm lao động chỉ còn vài người chưa được tuyển lục tục kéo về. Anh Trần Minh Phương, một trong những lao động kém may mắn trong ngày. Tuy phí một buổi sáng ngồi chờ nhưng anh Phương chẳng ca cẩm, phàn nàn hay oán trách gì bạn công hay các chủ ghe. Đó là quy luật chung ở chợ lao động chân tay này, đối với họ việc được tuyển hay không cũng đơn giản giống như con nước sông Lưu khi lớn khi ròng. Bạn công được tuyển họ mừng, ai chưa được tuyển họ chúc may mắn cho phiên chợ sau.Tiếng là làm công nhưng cư xử chủ tớ như bè bạn, trà nước đãi nhau rất tử tế. Cũng chẳng có chuyện quát tháo, to tiếng hay hoạnh họe khó dễ gì. Ghe anh Nguyễn Văn Năm (ở miệt Châu Thành, Bến Tre) chỉ thoáng chốc đã tuyển đủ bảy lao động chuẩn bị rời bến. Anh Năm cười hiền cho biết việc tuyển lao động ở đây không phải tuyển qua loa, hầu hết chủ ghe đều có kinh nghiệm. "Tỉ như ghe tôi lấy 12 thiên gạch thì cần bảy lao động, mỗi lao động phải làm gấp rút khiêng 3-4 thiên, sau đó chất đầy ghe trong ngày để tôi còn về quê giao gạch đúng hẹn cho khách".
Bạn,
Báo TT viết tiếp: người lao động chợ này hiền lắm, khi có việc là cặm cụi, làm xong việc mới nghỉ. Do vậy ai lười nhác dù khỏe đến đâu đi nữa chen chân vô đây cũng bị chính người lao động tẩy chay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.