Hôm nay,  

Miếu Thờ Trên Đường

13/10/200400:00:00(Xem: 5404)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, ven theo nhiều con đường thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân bị tử vong, có nhiều miếu thờ. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng kẻ chết oan, chết trẻ, chết thảm... sẽ linh thiêng, có thể "quậy phá" hoặc báo ứng cho điềm lành nên người dựng miếu thờ để cầu xin chuyện cá nhân. Giới lái xe thì cầu được bình yên đi đến nơi về đến chốn. Người buôn bán cầu làm ăn may mắn, buôn may bán đắt.Báo Pháp Luật viết như sau.
Ven đường Quang Trung (Gò Vấp, TPSG) từ ngã tư Hạnh Thông đến ngã tư Cầu Cống chỉ dài 3 km mà đã có 15 miếu thờ. Đường Xuyên Á (quốc lộ 22) từ An Sương đến Củ Chi cũng có đến vài chục cái. Có miếu "toạ lạc" ngay trên dải phân cách giữa hai làn đường. Trên đường Cộng Hoà, phường 12, quận Tân Bình, trước cổng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, mấy cái miếu thờ san sát nhau luôn có người nhang đèn. Qua nhiều lần giải toả mở rộng mặt đường, các miếu thờ này bị tháo dỡ, sau đó lại nhanh chóng được tái lập, tu sửa.Anh Tùng, 45 tuổi, hành nghề xe ôm trước cổng chùa Thới Hoà đường Quang Trung, nơi có 3 miếu thờ nằm cạnh nhau, cho biết: "Tôi ở đây từ bé đến giờ nhưng cũng không biết miếu thờ ai. Hiện giờ quanh đây đa số là người từ nơi khác mới nhập cư được vài năm, làm sao mà biết miếu thờ ai! Vậy mà ngộ lắm, người ta cứ kéo nhau tới đốt nhang khấn vái". Chị bán thuốc lá gần một miếu rất kiến cố trước cửa hàng thời trang 308 Quang Trung chỉ nghe nói ngôi miếu thờ bà Sáu bị tai nạn giao thông cách đây gần chục năm, còn bà làm gì ở đâu thì chị không rõ.

Dọc đường Xuyên Á, hỏi nhiều người dân sống ở cạnh nơi có miếu thờ và ngay cả những người đến cúng vái, đa số đều không biết miếu thờ ai, chỉ thấy nhiều người đến thắp nhang thì họ cũng làm theo. Trước cửa hàng trang trí nội thất 22/5 Phạm Ngọc Chiêu (góc Quang Trung, phường 12), một miếu thờ kiên cố, ốp gạch men là miếu thờ tổng hợp với tấm bia có dòng chữ: "Chiến sĩ trận vong tử nạn oan hồn uổng tử thập loại cô hồn". Hàng tháng, cứ ngày mùng 2, 16 âm lịch, nhiều người mang hoa quả, vàng mã đến để cúng.Các lệ cúng cô hồn, cúng thí vào các ngày sóc, vọng (đầu và giữa tháng) hoặc rằm tháng 7 nhằm bố thí, cầu nguyện cho những người chết oan, chết trẻ, oan hồn uổng tử siêu thoát là quan niệm nhân ái của người xưa. Độc hơn cả là vì thù oán cá nhân mà có người cầu cho người khác sập nhà, lật xe như anh Tiến (ở phường 12, quận Gò Vấp). Tiến và Nam là hai anh em rể. Vợ chồng Nam mua được một ngôi nhà , Tiến vẫn còn phải ở nhà thuê. Tiến luôn ghen tỵ với với vợ chồng Nam, đã nhiều lần Tiến nói với vợ và người thân là sẽ trù ẻo cho cả nhà Nam chết vì sập nhà, nếu đi xe ôtô sẽ bị lật xe. Bị vợ mắng là độc mồm độc miệng, Tiến thường ra miếu ven đường để cầu cho gia đình Nam bị tai nạn.
Bạn,
Cũng theo báo Pháp Luật, trong số những người đến cúng ở các miếu ven đường, có những người chơi số đề. Nhiều dân chơi đề đến các miếu cúng vái là nhằm xin điềm báo ứng cho con số đề sắp ra hoặc để đáp lễ khi tình cờ trúng số.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.