Hôm nay,  

Tín Ngưỡng Dân Gian

29/06/201200:00:00(Xem: 8758)
Bạn thân,
Tín ngưỡng dân gian là những gì lạ lùng, nó ăn sâu vào máu mình tự nhiên. Nơi đó là một tập thể, một sắc dân, một dân tộc... khi chia sẻ tín ngưỡng này đã tự hình thành một căn cước tập thể: chung một mái nhà tín ngưỡng.

Tại ven biển miền nam Trung Bộ Việt Nam, nơi huyện Hậu Lộc ở Thanh Hóa, Lễ hội Cầu Ngư thường niên được tổ chức trang trọng. Không đơn giản Lễ hội là để cầu xin bình an và thịnh vượng, nhưng cũng là một căn cước của con người được hình thành giữa cõi sóng gió mịt mù. Báo Kiến Thức gọi đó là “Huyền bí lễ hội Cầu Ngư” khi kể về Lễ hội này, đã viết:

“... Ông Nguyễn Văn Nhâm (62 tuổi) đã có 12 năm làm chủ tế lễ Cầu Ngư. Ông Nhâm bảo: Cuộc sống của người dân chúng tôi phụ thuộc vào từng cơn sóng, ngọn gió ngoài biển khơi. Khi bước chân ra khơi thường phó mặc vào số phận. Mỗi dịp đầu năm, mọi người coi việc tế lễ cầu cúng là việc làm gần như quyết định tới sinh mạng của họ...

Ông Nhâm nói tiếp: "Lễ hội Cầu Ngư của chúng tôi linh thiêng lắm. Nhờ những lần đi lễ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an... mà nhiều chuyến tàu ra khơi được trở về an toàn, chở đầy tôm cá. Nhiều người thoát khỏi tay hà bá trong gang tấc". Trong các phần lễ hội thì phần lễ tế thiên đình, là phần quan trọng nhất. Khi đó, ông Nhâm với vai trò là chủ lễ sẽ dâng văn sớ, cầu bề trên cho mọi người dân trong xã được bình an, năm xung tháng hạn được qua khỏi, sóng lặng thuyền yên.

Ông Huấn cho hay, để tổ chức lễ hội cầu Ngư không thể thiếu việc thực hiện thuyền rồng (còn gọi là Long Châu). Việc thực hiện Long Châu, do cả làng làm và phải mất một tháng mới hoàn thành. Với hàng trăm các "hạng mục" khác nhau, làm Long Châu đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo tay.


Ông Nhâm bảo, trong quá trình làm Long Châu, điều mà mọi người kiêng kỵ nhất là không được cho trẻ con tụ tập, đi qua lại trước đầu Long Châu. Điều này được Ban tổ chức Lễ hội nhắc nhở đến từng hộ dân trong xã. Vì thế, trước khi làm Long Châu, mọi người đã làm hàng rào bao vây xung quanh cấm mọi người vào tùy tiện.

Nhưng buổi chiều sau hôm khởi công, cháu Nguyễn Văn Hiếu (9 tuổi), trong lúc mải chơi đã chạy ngang qua đầu Long Châu. Vài ngày sau, Hiếu có hiện tượng ăn vào thì bị nôn mửa và có biểu hiện bị thần kinh. "Điều kỳ lạ là khi người nhà đưa Hiếu đi khám ở bệnh viện, bác sĩ không vẫn không phát hiện ra bệnh", ông Nhâm cho hay.

Ông Nhâm xác nhận: "Đúng là cháu Hiếu đã chạy qua đầu Long Châu. Tôi đã khuyên gia đình nên đưa cháu lên khu di tích đền chùa của làng, làm lễ xin thần Phật giải thoát cho cháu khỏi bệnh. Gia đình Hiếu đã thực hiện như lời tôi căn dặn. Và điều kỳ diệu đã đến với em và gia đình, khoảng một tuần sau sức khoẻ của Hiếu hồi phục bình thường, các triệu chứng bệnh như mấy hôm trước mất dần. Hiếu có thể cắp sách đến trường, vui đùa cùng bạn bè được"...”

Lễ hội Cầu Ngư phải chăng từ niềm tin rằng Việt tộc là con Rồng cháu Tiên? Trong hoàn cảnh tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, các Lễ hội thường cũng là cơ hội để kiếm tiền du khách, nhưng hình như huyện Hậu Lộc chưa nghĩ tới việc này. ít nhất, Lễ hội là để an tâm, là để tự hài lòng rằng nhiệm vụ với đất trời đã làm xong, rồi thí mọi chuyện đành để cho nghiệp xoay chuyển vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.