Hôm nay,  

Tín Ngưỡng Dân Gian

29/06/201200:00:00(Xem: 8757)
Bạn thân,
Tín ngưỡng dân gian là những gì lạ lùng, nó ăn sâu vào máu mình tự nhiên. Nơi đó là một tập thể, một sắc dân, một dân tộc... khi chia sẻ tín ngưỡng này đã tự hình thành một căn cước tập thể: chung một mái nhà tín ngưỡng.

Tại ven biển miền nam Trung Bộ Việt Nam, nơi huyện Hậu Lộc ở Thanh Hóa, Lễ hội Cầu Ngư thường niên được tổ chức trang trọng. Không đơn giản Lễ hội là để cầu xin bình an và thịnh vượng, nhưng cũng là một căn cước của con người được hình thành giữa cõi sóng gió mịt mù. Báo Kiến Thức gọi đó là “Huyền bí lễ hội Cầu Ngư” khi kể về Lễ hội này, đã viết:

“... Ông Nguyễn Văn Nhâm (62 tuổi) đã có 12 năm làm chủ tế lễ Cầu Ngư. Ông Nhâm bảo: Cuộc sống của người dân chúng tôi phụ thuộc vào từng cơn sóng, ngọn gió ngoài biển khơi. Khi bước chân ra khơi thường phó mặc vào số phận. Mỗi dịp đầu năm, mọi người coi việc tế lễ cầu cúng là việc làm gần như quyết định tới sinh mạng của họ...

Ông Nhâm nói tiếp: "Lễ hội Cầu Ngư của chúng tôi linh thiêng lắm. Nhờ những lần đi lễ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an... mà nhiều chuyến tàu ra khơi được trở về an toàn, chở đầy tôm cá. Nhiều người thoát khỏi tay hà bá trong gang tấc". Trong các phần lễ hội thì phần lễ tế thiên đình, là phần quan trọng nhất. Khi đó, ông Nhâm với vai trò là chủ lễ sẽ dâng văn sớ, cầu bề trên cho mọi người dân trong xã được bình an, năm xung tháng hạn được qua khỏi, sóng lặng thuyền yên.

Ông Huấn cho hay, để tổ chức lễ hội cầu Ngư không thể thiếu việc thực hiện thuyền rồng (còn gọi là Long Châu). Việc thực hiện Long Châu, do cả làng làm và phải mất một tháng mới hoàn thành. Với hàng trăm các "hạng mục" khác nhau, làm Long Châu đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo tay.


Ông Nhâm bảo, trong quá trình làm Long Châu, điều mà mọi người kiêng kỵ nhất là không được cho trẻ con tụ tập, đi qua lại trước đầu Long Châu. Điều này được Ban tổ chức Lễ hội nhắc nhở đến từng hộ dân trong xã. Vì thế, trước khi làm Long Châu, mọi người đã làm hàng rào bao vây xung quanh cấm mọi người vào tùy tiện.

Nhưng buổi chiều sau hôm khởi công, cháu Nguyễn Văn Hiếu (9 tuổi), trong lúc mải chơi đã chạy ngang qua đầu Long Châu. Vài ngày sau, Hiếu có hiện tượng ăn vào thì bị nôn mửa và có biểu hiện bị thần kinh. "Điều kỳ lạ là khi người nhà đưa Hiếu đi khám ở bệnh viện, bác sĩ không vẫn không phát hiện ra bệnh", ông Nhâm cho hay.

Ông Nhâm xác nhận: "Đúng là cháu Hiếu đã chạy qua đầu Long Châu. Tôi đã khuyên gia đình nên đưa cháu lên khu di tích đền chùa của làng, làm lễ xin thần Phật giải thoát cho cháu khỏi bệnh. Gia đình Hiếu đã thực hiện như lời tôi căn dặn. Và điều kỳ diệu đã đến với em và gia đình, khoảng một tuần sau sức khoẻ của Hiếu hồi phục bình thường, các triệu chứng bệnh như mấy hôm trước mất dần. Hiếu có thể cắp sách đến trường, vui đùa cùng bạn bè được"...”

Lễ hội Cầu Ngư phải chăng từ niềm tin rằng Việt tộc là con Rồng cháu Tiên? Trong hoàn cảnh tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, các Lễ hội thường cũng là cơ hội để kiếm tiền du khách, nhưng hình như huyện Hậu Lộc chưa nghĩ tới việc này. ít nhất, Lễ hội là để an tâm, là để tự hài lòng rằng nhiệm vụ với đất trời đã làm xong, rồi thí mọi chuyện đành để cho nghiệp xoay chuyển vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.