Hôm nay,  

Cần Thêm Sách Dịch

17/05/201200:00:00(Xem: 22304)
Bạn thân,

Nền văn hóa đọc tại Việt Nam bây giờ èo uột quá, tuy là sách in quá nhiều nhưng lại với lượng ấn bản quá ít, khi so với dân số. Vấn đề đau đầu nữa là vì tuổi trẻ trong trường học không được khuyến khích đọc, và khi rời sách giáo khoa là lại vui chơi với nền văn hóa nghe, văn hóa nhìn... của các phương tiện truyền thông mới -- trong đó có truyền hình, phát thanh, game online và Internet...

Nếu không đọc nhiều, sẽ không có nhà văn xuất sắc trong các thế hệ tương lai, nghĩa là sẽ không có tác giả lớn. Thêm nữa, cũng sẽ hiếm người nắm bắt sâu sắc về văn học nước khác, bởi vì văn hóa đọc không chỉ cần đối với văn học Việt ngữ, mà vẫn cực kỳ quan trọng cho văn hóa dịch thuật.

Báo Thể Thao & Văn Hóa trong bài phỏng vấn dịch giả Lê Quang, cũng có đoạn ghi lại lời nói của một học giả Đức, khi ông bày tỏ mong muốn văn hóa Đức được dịch nhiều thêm ra tiếng Việt.

Đặc biệt, học giả Đức này nói lên điều ai cũng biết, rằng muốn dịch xuất sắc văn học Đức thì dịch giả cần phải tắm gội trong nền văn hóa Đức trước tiên -- nghĩa là “ít nhất cũng phải sống trong bầu văn hóa đó”.

Báo TT&VH ghi đoạn này như sau:

“Tiến sĩ Almuth Meyer-Zollitsch, Viện trưởng Viện Goethe ở Việt Nam: “Trước khi sang Việt Nam làm việc, tôi đã đi tìm các tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ở Đức để đọc, nhưng kết quả chỉ là con số không. Đến khi đã làm việc Việt Nam, tôi cũng chỉ có thể đọc một số ít tác phẩm Việt Nam qua giới thiệu của các đồng nghiệp người Việt ở Viện Goethe. Tôi mong chính phủ Việt Nam có một hạn mức, nhỏ thôi cũng được, để đào tạo một đội ngũ biên dịch giỏi. Bởi để dịch tốt một thứ tiếng thì ít nhất cũng phải sống trong bầu văn hóa đó”...”

Nhưng thị trường có nuôi nổi dịch giả hay không cũng là một vấn đề. Dù vậy, đam mê văn học vẫn lưu giữ được một số người sống chết với nghề dịch thuật tại Việt Nam.

Báo này viết nơi đoạn khởi đầu:

“...“Các dịch giả có 100 lý do để bỏ nghề, nhưng rồi nhiều người vẫn ở lại, chỉ bởi nghề thanh tao quá”, dịch giả Lê Quang - dịch giả tiếng Đức uy tín với các bản dịch Tình ơi là tình, Người đọc… - chia sẻ trong tọa đàm về văn học dịch tại Ngày Văn học châu Âu diễn ra cuối tuần qua tại Thư viện Quốc gia (Hà Nội)...”

Dịch giả Lê Quang cũng nêu lên điều ông gọi là đau lòng:

“...điều tôi muốn nói là, độc giả khen hoặc chê là còn… may mắn chán, có một việc khiến dịch giả đau lòng hơn cơ, đó là: độc giả không thèm đọc tác phẩm...”

Không thèm đọc nữa? Thật buồn. Làm sao mời gọi tuổi trẻ say mê đọc sách? Thiết tưởng, say mê đọc sách là cách khẩn cấp nhất để cứu nền văn học VN vậy, và cần xem như một chiến lược phát triển thẩm mỹ cho nền giáo dục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.