Hôm nay,  

Lội Bùn Lầy Đến Trường

19/02/201200:00:00(Xem: 3847)
Lội Bùn Lầy Đến Trường

Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại 1 huyện miền núi tỉnh Quảng Trị. Sau Tết nguyên đán, hàng ngày, tại thôn Trầm, xã Pa Nang, huyện Đa Krông, cách thành phố Đông Hà về phía tây hơn 120km, ở độ cao 1.500m giữa trùng điệp Trường Sơn vào những ngày đầu năm. Ở đây, cô và trò phải dắt tay nhau lội bùn gần một giờ trong mưa và sương mù dày đặc mỗi ngày mới đến được lớp học. Báo Tuổi Trẻ viết về chặng đường đến trường của thầy cô và học sinh tại địa phương này qua đoạn ký sự như sau.
Men theo sườn núi cheo leo trong sương mù dày đặc, con đường đến lớp chừng 3km nhầy nhụa bùn đất bên vực thẳm. Đất ở đây chủ yếu là đất sét nên khi mưa xuống nhão ra rất trơn,nhiều đoạn lún cả gang tay khiến việc đến trường của học sinh và giáo viên càng trở nên nguy hiểm. Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết muốn đi lại được trên đường bùn lầy, cách duy nhất là phải mang giày bốt, năm ngoái trên đoạn đường này đã có năm thầy cô của trường trượt ngã cả người và xe máy xuống vực. Còn cách đây ít ngày, trên đường từ quốc lộ 9 vào trường, cũng do đường trơn và gồ ghề nên bốn cô giáo bị ngã xe máy, rất may chỉ bị trầy xước chân tay.
Hồ Văn Mỳ năm nay mới học lớp 4 nhưng ngày nào cũng phải mang giày bốt lội bùn, lưng cõng em gái Hồ Thị Y Ly đang học mẫu giáo nhỡ và dắt theo hai em nữa đi bộ gần một giờ để đến lớp. "Ngày mô em lên rẫy sớm cùng ba mẹ thì em gái Hồ Thị Nghì sẽ thay em cõng Y Ly đến trường, Nghì năm nay học lớp 3" - Mỳ kể.

Dưới trời mưa rét, những "đội quân mang bốt" vẫn miệt mài lội bùn đến trường mỗi ngày, nhiều em trượt ngã, đến được lớp học thì áo quần, cặp sách lấm lem bùn đất. "Những tấm phên tre đơn sơ bao quanh lớp học không đủ kín để che gió, che mưa cho các em. Chỉ thương học trò ngồi học mà mưa tạt vào bàn, gió rét luồn vào lạnh như cắt da cắt thịt" - cô giáo Lê Thị Ý Nhi cho biết.
Tất cả các em ở đây là người sắc tộc Vân Kiều. Cha mẹ chỉ lo làm nương rẫy, quan tâm đến cái ăn cái mặc còn chưa đủ, huống gì đến chuyện học hành của con cái. Ấy vậy mà theo các cô giáo Trường tiểu học Pa Nang, các em đi học rất chuyên cần, từ đầu năm đến giờ không có trường hợp nào bỏ học."Nhìn hình ảnh các em mẫu giáo, lớp 1, lớp 2 phải mang bốt tự đội mưa lội bùn đến trường mới thấy được sự học ở đây gian nan đến nhường nào" - cô giáo Hoàng Thị Xã tâm sự.
Bạn,
Cũng theo báo TT dẫn lời hiệu trưởng Trường tiểu học Pa Nang tên là Nguyễn Văn Cường nói các thầy cô giáo và học sinh ở đây đã quá quen với việc lội bùn đến trường vào mùa mưa bởi không riêng thôn Trầm, hầu hết đường đến trường các khu lẻ của xã Pa Nang tại các thôn khác như Cóc, Ngược, Tà Mên, Bù... cũng như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.