Hôm nay,  

Giành Đất Với Biển

07/01/201200:00:00(Xem: 4213)

Giành Đất Với Biển

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, hàng năm, tình trạng biển xâm thực gây xói lở các vùng ven biển Bình Thuận gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân và hoạt động du lịch. Trong khi chờ những giải pháp chống xói lở bờ biển, người dân hàng ngày vẫn phải "chiến đấu" với biển để giành lại đất sống cho mình. Báo SGTT ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến khu phố 5, phường Đức Long (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận), ông Nguyễn Bá Huề, trưởng khu phố cho biết, mấy chục gia đình cư dân đang phải vất vả với những cơn sóng dữ để tìm mọi cách níu lại chỗ "trú nắng, trú mưa" của mình; nhà nào có tiền thì bỏ ra vài triệu đồng để đổ đá làm kè che chắn giữ đất; nhà nào túng quá đành phải chịu trận.Tính từ đầu tháng 12.2011 đến nay, đã có 15 căn nhà bị sập và hư hỏng nặng, hơn 50 căn nhà nằm cách bờ biển khoảng 10m đang bị sạt lở nặng và có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Không chỉ riêng Phan Thiết, tại huyện Tuy Phong, thị xã Lagi, huyện đảo Phú Quý đều xảy ra tình trạng xâm thực. Theo khảo sát của phòng tài nguyên và môi trường thành phố Phan Thiết, ba năm nay, biển lấn vào đất liền khoảng 30m, kéo dài hơn 1 ngàn mét. Không chỉ riêng nhà dân, đất tại các khu du lịch cũng đang bị đe doạ nghiêm trọng.

Tại các khu du lịch thuộc phường Mũi Né, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20km, những hàng dương đổ nhào, những mảng bêtông đổ sụp nằm ngổn ngang ven biển. Khu vực này, nhiều nhà đầu tư đã phải dùng những loại vật liệu như ván dừa, cừ tràm, bao cát... để giữ bờ, giữ đất. Ở khu vực dành cho các resort, khu du lịch ở Mũi Né, biển đã "ngốn" khoảng 5m đất và kéo dài gần 500m.Theo Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biển "nuốt" đất ngày càng dữ dội là do nước biển có khuynh hướng dâng cao, sóng biển gây xói lở rất nhanh. Đặc biệt, ở các khu vực bờ biển nằm cách các kè đá, cầu tàu khoảng từ 100 - 200m thì có hiện tượng xâm thực dữ dội hơn, có những vùng biển "ăn" vào đất liền từ 50 - 80m trong vòng khoảng 40 năm, cụ thể như ở khu phố 2, phường Hàm Tiến.

Bạn,

Để chống chọi với tình trạng biển xâm thực, tỉnh Bình Thuận đã phải xây dựng kè một số khu vực. Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 15 ngàn mét đê, kè biển được xây dựng. Ủy ban thành phố Phan Thiết cho biết, hiện đã có dự án và bố trí tái định cư 46 gia đình cư dân trong khu vực phường Đức Long, nhưng vẫn còn 50 gia đình khác chưa bố trí tái định cư được do thiếu đất. Hiện nay, tại bãi biển Đồi Dương, tỉnh này đã cho xây xong 1,600m kè để bảo vệ bờ biển, còn tại các khu dân cư, người dân vẫn phải tự mình đóng cừ tràm, đấp bao cát làm kè để bảo vệ nơi ở cho mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.