Hôm nay,  

Mưu Sinh Dưới Đáy Biển

08/01/201200:00:00(Xem: 4628)

Mưu Sinh Dưới Đáy Biển

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, ở vùng Tây của miền Nam, nghề lặn biển hấp dẫn cánh đàn ông từ bao đời nay nhưng cũng đầy bất trắc khiến bao nhiêu cảnh ngộ sinh nghề tử nghiệp. Riêng tại tỉnh An Giang, cách thương cảng An Thới (huyện Phú Quốc) không xa, có Hòn Gỏi nằm giữa nhóm đảo chằng chịt vốn là nơi dung dưỡng không ít người tứ cố vô thân, mưu sinh dưới đáy biển như ghi nhận của báo Thanh Niên qua đoạn ký sự như sau.
Trên những chiếc ghe nhỏ, dân Hòn Gỏi chu du từ quần đảo Hải Tặc, qua vùng Cổ Gồng, xuống Nam Du, Thổ Chu... Họ tham gia vào các sự kiện "nóng" ở dưới đáy biển Tây Nam, như tìm kiếm ở các con tàu đắm bí ẩn, quần thảo ngọc trai, đục dương đen ở mực nước chết tận ngoài hải phận quốc tế...
Nhiều thập niên trước, Hòn Gỏi chỉ có trên chục nóc gia sống bằng nghề câu, lặn mé bắt ốc, hải sâm bán về đất liền. Nằm trong vùng biển trù phú với vô số ngọc trai và những con tàu đắm chứa đầy cổ vật, thế nhưng chẳng ai nghĩ phải làm gì với mớ tài sản khổng lồ ở sâu dưới đáy. Chỉ đến khi nghe đồn một người đi biển ở An Thới may mắn lặn được con sò điệp ngậm hạt ngọc thật to, bán đủ tiền đóng được vài chiếc xuồng đi biển, người dân Hòn Gỏi cùng nhiều đảo khác trong vùng vịnh bắt đầu cuộc "đổ bộ" xuống đáy biển.


Ông Võ Minh Quang (Hai Quang), một thợ lặn kỳ cựu đã giải nghệ, nhớ lại: Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều ghe từ các vùng biển xa đã đến đây quăng neo. Những con người "bèo nước gặp nhau" nhanh chóng kết thân và cùng... rủ nhau xuống biển. Lần này, dân đảo không chỉ lặn "hơi tài" (lặn không cần dưỡng khí) mà mua bình nén khí, máy nổ và dây thông hơi dài hàng trăm mét để "làm ăn lớn" hơn. Nếu trước đây, thợ lặn giỏi lắm cũng chỉ lặn sâu được 5-7m nước, thì với phương tiện hỗ trợ, họ có thể lặn sâu 50-60 sải nước (một sải tương đương 1,6m). Vẫn săn tìm sò điệp, nếu hên thì có ngọc, còn ngược lại, vỏ của loại sò này cũng có giá trị cao. Ngư dân Lê Văn Đực kể: "Hồi đó, vỏ sò điệp được thương lái mua về bán lại cho các cơ sở sơn mài ở miền Đông. Bán 5 vỏ sò là mua được 1 chỉ vàng rồi, ham lắm!".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, cùng với sự kiện hàng loạt tàu cổ được phát hiện rải rác các nơi trong vùng vịnh, cơn sốt ngọc trai, sò điệp, hải sâm... là hấp lực lớn để nhiều ngư dân bỏ câu, bỏ lưới tìm xuống đáy sâu. Hòn Gỏi lại tiếp nhận nhiều thanh niên trai tráng các nơi tìm đến để học nghề thợ lặn và nơi đây trở thành "thủ phủ" của dân làm nghề bám đáy biển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.