Hôm nay,  

Hiu Hắt Nhà Cổ Huế

26/12/201100:00:00(Xem: 5350)
Hiu Hắt Nhà Cổ Huế

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, chín năm sau Festival Huế 2002, các nhà cổ được quy hoạch thành các điểm tham quan nhà vườn ở TP Huế gần như bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Nằm dọc theo đường Phú Mộng, phường Kim Long- TP Huế có 7 điểm thăm nhà vườn nhưng hầu hết cửa đóng, then cài. Tìm đến ngôi nhà vườn Tích Thiện Viên (điểm thăm số 5), phải đợi khá lâu phóng viên mới được chủ nhân ra mở cổng đón vào nhà. Chủ nhà vườn Tích Thiện Viên, ông Nguyễn Ngọc Trinh, giải thích lý do thờ ơ mở cửa nhà vườn đón khách: "Khách tới tham quan mình phải tiếp nước, giới thiệu, bỏ công lau dọn nhà, cắt tỉa vườn tược cho tươm tất nhưng chẳng được xu nào. Làm công không hoài sao được".
Vì vậy nên nhà vườn rộng hơn 1.000 m2 của ông Trinh, trong đó ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm trở nên hoang tàn. Mở cánh cửa vào ngôi nhà cổ, đập vào mắt chúng tôi là cảnh nước chảy lênh láng trên nền nhà và những mảng tường nứt toác.

Tọa lạc giữa mảnh vườn rộng đến 1,800 m2, ngôi nhà cổ ở điểm thăm nhà vườn số 4 được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với tường xây gạch, mái ngói 3 gian, cầu thang bộ nằm phía ngoài trời. Nhưng từ lâu, điểm thăm này luôn trong tình trạng cổng đóng, vắng người với lý do tương tự. Các điểm nhà vườn khác trên đường Phú Mộng, phường Kim Long cũng cùng cảnh đìu hiu, không bóng người. Ông Nguyễn Văn Trọng, chủ nhà vườn số 3, than thở: "Đón khách mà chẳng có kinh phí, thù lao mua trà, mua nước thì sao chúng tôi hoạt động được. Nhà thì ngày càng xuống cấp, trong khi chúng tôi cứ đợi chờ chính quyền hỗ trợ". Vì không được hỗ trợ, đầu tư nên kể từ sau Festival Huế năm 2002, các nhà vườn ở Phú Mộng không còn là điểm đến du lịch lý tưởng.
Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Huế Trần Thanh thừa nhận tình trạng các chủ nhà vườn ở Phú Mộng gặp khó khăn vì ít khách, không có thu nhập, trong khi nhà cửa ngày càng xuống cấp. OângThanh nói: "Các công ty du lịch cho biết rất ít khách muốn đến tham quan nhà vườn vì thiếu dịch vụ đi kèm".
Bạn,
Báo NLĐ cho biết, vào năm 2002, ủy ban TP Huế đã trình ủyban tỉnh Thừa Thiên - Huế đề án bảo tồn, phát huy 150 ngôi nhà vườn cổ còn nguyên vẹn trên địa bàn. Đến tháng 11-2009, ủy ban tỉnh Thừa Thiên - Huế mới ban hành quyết định quy định một số chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn cổ. Theo đó, khi trùng tu, tôn tạo nhà sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế; được hỗ trợ 70% kinh phí trùng tu, tôn tạo nhà, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng một căn nhà... Thế nhưng, từ đó đến nay, theo các chủ nhà vườn cổ, vẫn không thấy cơ quan chức năng đả động gì đến việc hỗ trợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.