Hôm nay,  

Hiu Hắt Nhà Cổ Huế

26/12/201100:00:00(Xem: 5346)
Hiu Hắt Nhà Cổ Huế

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, chín năm sau Festival Huế 2002, các nhà cổ được quy hoạch thành các điểm tham quan nhà vườn ở TP Huế gần như bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Nằm dọc theo đường Phú Mộng, phường Kim Long- TP Huế có 7 điểm thăm nhà vườn nhưng hầu hết cửa đóng, then cài. Tìm đến ngôi nhà vườn Tích Thiện Viên (điểm thăm số 5), phải đợi khá lâu phóng viên mới được chủ nhân ra mở cổng đón vào nhà. Chủ nhà vườn Tích Thiện Viên, ông Nguyễn Ngọc Trinh, giải thích lý do thờ ơ mở cửa nhà vườn đón khách: "Khách tới tham quan mình phải tiếp nước, giới thiệu, bỏ công lau dọn nhà, cắt tỉa vườn tược cho tươm tất nhưng chẳng được xu nào. Làm công không hoài sao được".
Vì vậy nên nhà vườn rộng hơn 1.000 m2 của ông Trinh, trong đó ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm trở nên hoang tàn. Mở cánh cửa vào ngôi nhà cổ, đập vào mắt chúng tôi là cảnh nước chảy lênh láng trên nền nhà và những mảng tường nứt toác.

Tọa lạc giữa mảnh vườn rộng đến 1,800 m2, ngôi nhà cổ ở điểm thăm nhà vườn số 4 được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với tường xây gạch, mái ngói 3 gian, cầu thang bộ nằm phía ngoài trời. Nhưng từ lâu, điểm thăm này luôn trong tình trạng cổng đóng, vắng người với lý do tương tự. Các điểm nhà vườn khác trên đường Phú Mộng, phường Kim Long cũng cùng cảnh đìu hiu, không bóng người. Ông Nguyễn Văn Trọng, chủ nhà vườn số 3, than thở: "Đón khách mà chẳng có kinh phí, thù lao mua trà, mua nước thì sao chúng tôi hoạt động được. Nhà thì ngày càng xuống cấp, trong khi chúng tôi cứ đợi chờ chính quyền hỗ trợ". Vì không được hỗ trợ, đầu tư nên kể từ sau Festival Huế năm 2002, các nhà vườn ở Phú Mộng không còn là điểm đến du lịch lý tưởng.
Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Huế Trần Thanh thừa nhận tình trạng các chủ nhà vườn ở Phú Mộng gặp khó khăn vì ít khách, không có thu nhập, trong khi nhà cửa ngày càng xuống cấp. OângThanh nói: "Các công ty du lịch cho biết rất ít khách muốn đến tham quan nhà vườn vì thiếu dịch vụ đi kèm".
Bạn,
Báo NLĐ cho biết, vào năm 2002, ủy ban TP Huế đã trình ủyban tỉnh Thừa Thiên - Huế đề án bảo tồn, phát huy 150 ngôi nhà vườn cổ còn nguyên vẹn trên địa bàn. Đến tháng 11-2009, ủy ban tỉnh Thừa Thiên - Huế mới ban hành quyết định quy định một số chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn cổ. Theo đó, khi trùng tu, tôn tạo nhà sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế; được hỗ trợ 70% kinh phí trùng tu, tôn tạo nhà, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng một căn nhà... Thế nhưng, từ đó đến nay, theo các chủ nhà vườn cổ, vẫn không thấy cơ quan chức năng đả động gì đến việc hỗ trợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.