Hôm nay,  

Chuyện SV Đóng Học Phí

05/12/201100:00:00(Xem: 4159)
Chuyện SV Đóng Học Phí

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại các trường đại học, đóng học phí là một trong những quy định bắt buộc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh viên không đóng, dẫn tới bị cấm thi, ra trường trễ... trong khi đó, nhà trường dù nỗ lực tìm nhiều cách để giải quyết nhưng vẫn khó tránh khỏi tai tiếng. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Nhiều sinh viên học hệ trung cấp liên thông lên hệ cao đẳng ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp (khóa 2009-2011) Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPSG bị cấm thi do chưa hoàn thành việc đóng học phí. Theo các bạn: Thời gian học toàn khóa là 1,5 năm (gồm 3 học kỳ). Tuy nhiên, sau đó nhà trường thông báo lại là chương trình đào tạo có thay đổi và chia làm 4 học kỳ (phải mất 2 năm mới tốt nghiệp).
Điều này cũng đồng nghĩa với việc sinh viên phải chi thêm 4.9 triệu đồng học phí. Và do chưa đóng khoản học phí này nên nhiều sinh viên không được dự thi. Trước đó, ngày 14-11, hàng trăm sinh viên của trường này đã tập trung phản ứng việc bị cấm thi vì chưa đóng học phí. Ban giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng đối thoại ngay với sinh viên để giải quyết sự việc. Sinh viên viện cớ "do hoàn cảnh khó khăn" còn nhà trường thì giải thích đã ra thông báo và gia hạn thêm thời hạn cho sinh viên.

Thực tế, theo xác minh của chúng tôi, nhiều sinh viên đã đóng học phí cho biết: "Nhà trường có ra thông báo thời hạn đóng học phí, đồng thời kèm theo khuyến cáo sinh viên nào khó khăn thì làm đơn xin kéo dài thời hạn đóng học phí. Tuy nhiên, nhiều bạn không chú ý đến chi tiết này nên mới bị cấm thi". Hồi cuối tháng 10 vừa qua, nhiều phụ huynh và sinh viên lớp Cầu đường K50, trường ĐH Giao thông Vận tải Cơ sở 2 (quận 9) tất tả lên ban đào tạo khẩn thiết xin được cho dự thi môn Cơ kết cấu. Tuy nhiên, nhà trường cương quyết không giải quyết.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, tình trạng sinh viên bị cấm thi do chưa hoàn thành đóng học phí ở các trường hiện nay tương đối phổ biến. Nhiều trường có đến hàng trăm sinh viên bị gạt khỏi danh sách thi vì không đóng học phí mà không có lý do. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn còn nợ học phí. Ghi nhận từ các trường tại TPSG cho thấy, trường nào cũng đối diện với tình trạng sinh viên đóng học phí trễ. Nhiều trường thống kê từ phòng tài vụ cho biết có khoảng 15%-30% sinh viên chậm nộp học phí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.