Hôm nay,  

Làng "sạt Lở" Ở Gần Huế

12/11/200100:00:00(Xem: 4142)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế có một ngôi làng có đến 800 gia đình và gần 5 ngàn dân luôn mang tâm trạng nơm nớp lo sợ bị thần biển cướp đi mạng sống của mình. Mưa to, lũ lụt và sóng biển là những hung thần đang từng ngày từng giờ cướp đi những gì họ chắt chiu được bao đời này. Mới đây, một phóng viên KTSG đã đến thăm làng này, ghi lại tình cảnh của cư dân làng này như sau.

Làng sạt lở chính là làng Thái Dương Hạ, hay còn gọi là thôn 2 hoặc xóm Đồn, thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Nếu nhìn từ trên cao, Hải Dương như một ốc đảo với bốn bề là nước, phía trong là đầm phá, bên ngoài là biển. Từ bao đời nay hãy cứ đến mùa mưa lũ hay bất ngờ biển động, sóng to là làng Thai Dương Hạ lại như gần mép biển hơn một chút. Từ sau trận lụt 1999 đến nay, biển hoành hành dữ dội gây sạt lở vào sâu trong đất liền 150 mét và dài 1,200 mét. Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, trên đụn cát cao mà dân làng sinh sống đã xuất hiện một vết nứt dài 200 mét, rộng 1.5 mét.

Dọc theo triền cát trắng xóa chạy dài song song với biển từ cửa biển Thuận An cho đến xã Quảng Công, huyện Quảng Điền là những đụn cát cao giống như một bức tường cát ngăn cách với biển. Trên đấy, dân làng Thai Dương Hạ sinh sống trên những vú cát mà mỗi bên nhà của họ nằm chơi vơi dưới mặt nước biển cũng phải đến 20 mét. Như hầu hết dân làng, lão ông Trần Khuê cũng vậy, đời lão cực khổ chắt chiu được đồng nào thì biển lại cướp đi đồng đó. Giờ lão chỉ biết cầu nguyện cho dân làng và vận động con cháu hãy đùm bọc lẫn nhau để vượt qua cơn hoạn nạn. Còn anh Huỳnh Dũng, một cư dân khác của làng, đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến căn nhà trị giá 80 triệu đồng cạnh nhà anh đổ sụp xuống biển. Anh Dũng cho hay sáng hôm sau, gia đình anh bắt đầu di chuyển đồ đạc đi nơi khác để chạy sạt lở. Chị Bông, một người hàng xóm của anh Dũng, mếu máo cho hay ngôi nhà trị giá gần 100 triệu đồng của chị mới xây bằng những đồng tiền chắt chiu được từ nghề đánh cá biển của chồng chị, giờ phải đập đi chẳng biết đến bao giờ mới xây được nhà khác. Chị nói: Nhưng đành phải chấp nhận vậy chứ biết làm sao. Ở đây sóng chết chỉ còn cách nhau một sợi tóc. Trường hợp ông Đào Hận, Nguyễn Hiên còn bi đát hơn nhiều. Hai ông đã ba lần dỡ nhà chạy sạt lở nhưng vẫn chưa yên ổn, đến lần thứ tư cả hai đành nhờ bà con phụ giúp dựng tạm hai căn lều khoảng chừng 30 mét vuông/căn ngay tại khu nghĩa địa của làng để trú ẩn tạm thời. Số khác chạy tìm nhà người quen, bạn bè ở tạm.

Bạn,
Trong nỗi đau mất mát nhà cửa, dân làng Thai Dương Hạ xích lại gần nhau hơn. Họ tự nguyện giúp đỡ nhau thu dọn nhà cửa, mỗi người một tay lặng lẽ đi đến một nơi khác. Đêm ở làng Thai Dương Hạ đến rợn người, trong căn nhà tạm bợ với bốn vách bằng tôn của ông Hiên chỉ có tiếng rít của từng cơn gió đong đưa trên hàng dương liễu. Mưa bắt đầu nặng hạt và đột nhiên một tiếng ầm vang lên từ mép biển. Dân làng Thai Dương Hạ bừng tỉnh kéo nhau ra điểm sạt lở bàn tán trong nỗi lo sợ bị mất nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.