Hôm nay,  

THÂN PHẬN NGƯ DÂN

24/09/201100:00:00(Xem: 2706)

THÂN PHẬN NGƯ DÂN

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trong ại các làng chài ở VN, tín dụng "đen" bấy lâu nay âm thầm vươn dài như vòi bạch tuộc quấn chặt lấy nhiều thân phận ngư dân. Ra biển sợ bão tố, lo bị bắt bớ đánh đập, bị tịch thu ngư cụ tàu thuyền. Lên bờ sợ bão giá xăng dầu, rớt giá cá tôm.

Sợ thủ tục nhiêu khê mê hồn trận của bảo hiểm mỗi khi tàu thuyền có tai nạn cần được bồi thường. Đặc biệt là phải đối diện với những chủ nậu - chủ nợ của tín dụng "đen", tuy cung cách đòi nợ không giống xã hội "đen", nhưng đáng sợ không kém. Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Từ chuyện lớn đóng sửa tàu thuyền, đến việc cụ thể là cần tiền đổ xăng dầu, mua đồ ăn thức uống... cho mỗi chuyến ra khơi, hầu hết ngư dân miền Trung đang phải cậy nhờ vay nóng các chủ nậu dưới hình thức tín dụng "đen". Không cần giấy má, ký tá, thế chấp, muốn vay mấy có nấy. Nhưng khi về phải bán sản phẩm cho các nậu với giá bắt chẹt, phải chịu lãi suất cao. Gặp chuyến đánh bắt may mắn, tàu thuyền cập bờ trừ tất tật chi phí, và trả xong lãi nợ nóng, còn dư ít tiền mua gạo là vợ chồng con cái mừng rớt nước mắt. Còn nếu thất bại đi trắng lưới, về trắng tay, là coi như... tiêu ! Nợ lãi cứ thế chồng chất lên nhau, bán tàu cũng không đủ trả. Nhưng thật oái oăm, khi những cái vòi ấy siết chặt, ngư dân khốn khổ. Còn khi nó buông ra, ngư dân lập tức xính vính lao đao, không biết bấu víu vào đâu để có vốn tiếp tục ra khơi kiếm ăn. Nghịch lý ấy tồn tại bao lâu nay, hầu như ai cũng biết, nhưng không biết gỡ cách nào.

Cơ chế thị trường, không thể bắt các ngân hàng thành những nhà từ thiện phá giá cho vay với lãi suất thấp. Thực chất vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm của ngân hàng. Mà chính là ở cơ chế của nhà nước đối với nông dân, ngư dân. Sản phẩm làm ra của nông dân hầu hết trôi nổi qua các đầu nậu, tư thương, và giờ cộng thêm cả đầu nậu nước ngoài, giá bị ép sát đáy. Ngay chính hệ thống nhà máy chế biến nông, hải sản nhiều khi cũng vào hùa với lớp con buôn, trong khi đáng lẽ chính họ phải đầu tư cho người lao động để rồi bao tiêu sản phẩm theo tỷ lệ hợp lý. Đáng lẽ các cơ quan chức năng phải quyết tâm làm được việc ấy, trong trách nhiệm với nông dân, ngư dân, chứ không phải thả nổi như hiện nay.

Bạn,

Báo Tiền Phong cho biết, mới đây Ngân hàng Đông Á vừa dành khoản tín dụng 20 tỷ đồng (1 triệu Mỹ kim) để cho ngư dân 3 huyện Núi Thành (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phù Mỹ (Bình Định) vay với lãi suất ưu đãi tối đa 14% . Tuy nhiên, báo Tiền Phong phân tích rằng các cơ quan chức năng cần có kế hoạch quản lý và xây dựng nông nghiệp, nông thôn bằng "chính sách, bằng kỹ trị", chứ không phải những lời hô hào cùng những chương trình từ thiện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.