Hôm nay,  

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

20/09/201100:00:00(Xem: 3036)

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, thành phố Đà Nẵng những năm qua và sắp tới luôn được ví như "đại công trường". Hàng loạt dự án mở rộng về các làng quê thuộc địa bàn các quận, huyện ngoại thành , khiến cho cư dân phải di dời nhà cửa trong khu vực bị giải tỏa. Và trong tiến trình thực hiện các công trình,nhiều khu vực phải hứng chịu những hậu quả nặng nề: ô nhiễm, bụi, hết đất sản xuất, thất nghiệp.Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Hàng loạt dự án khu đô thị sinh thái, tái định cư, công nghiệp mở rộng về các vùng nông thôn, khiến nhiều làng quê trên địa bàn Đà Nẵng xáo trộn, biến dạng. Đời sống người dân hụt hẫng trước cảnh thất nghiệp, thiếu phương tiện sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp...Bà Nguyễn Thị Đỗ (46 tuổi, thôn Trung Sơn, Hòa Liên, Hòa Vang), tần ngần đứng trước ruộng lúa đang thời làm đòng nhưng nhiều chỗ chết rục: "Nắng thì hạn, mưa lại bị ngập úng thế đó. Bình thường thì chuột, bọ từ các vùng giải tỏa khác tập trung kéo đến cắn phá, cả vụ thu được bao thóc, lấy gì mà sống"". Mỗi sào lúa (500m2) được bà đầu tư 500 ngàn đồng nhưng hầu như trắng tay sau mỗi mùa thu hoạch. Nhà 5 miệng ăn, cả thảy 6 sào ruộng của bà Đỗ đều thuộc diện quy hoạch dự án xây dựng khu nhà liền kề. Giữa năm 2010, ngành chức năng đến đo đạc, kiểm tra ruộng...nhưng chưa đền bù. Bà Đỗ lâm cảnh "đi không được, ở không xong".

Thôn Trung Sơn có ba dự án được quy hoạch, triển khai: khu tái định cư phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, khu nhà liền kề và dự án xử lý nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu); kéo theo hàng loạt gia đình phải di dời, giải tỏa "trắng". Ông Võ Chí Thành (51 tuổi, thôn Trung Sơn) nói: "Tiền đền bù không đủ làm nhà tái định cư. Hai đứa con đành nghỉ học xin làm công nhân dưới thành phố. Nhưng vợ chồng già thì biết làm cái gì khác ngoài nông nghiệp"".

Tại vùng giải tỏa thôn Quan Nam 1, 5 (xã Hòa Liên), nhiều cư dân thất nghiệp, "ăn không ngồi rồi". Theo ông Ngô Văn Kế (thôn Quan Nam 1), đất nông nghiệp, lâm nghiệp đang mất dần, nhường chỗ cho các dự án. Bình thường, một sào lúa, ao vườn có thể nuôi đủ cho vài miệng ăn sau mỗi vụ mùa, nhưng giờ, gạo ăn đong từng bữa, đời sống ngày một chật vật, ô nhiễm từ các nhà máy khiến ruộng lúa còn lại không thể sản xuất...

Bạn,

Báo Tiền Phong cho biết, phường Hòa Quý ( quận Ngũ Hành Sơn) có trên 1,000 hécta đất giải tỏa, trong đó có 60% là đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Cường, phụ tráchg tổ 1, Khuê Đông (Hòa Quý) cho hay, hàng chục nhà bị giải tỏa thuộc dự án Khu tái định cư phía Bắc đường vành đai phía Nam thành phố vốn sống nhờ nghề nông. Nay hết ruộng, dân thất nghiệp vì thiếu phương tiện sản xuất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu chuyện rất lạ, nhưng vẫn xảy ra hoài: Bản tin VTC kể: Phóng viên bị dọa đánh khi tác nghiệp trong ngày Nhà báo Việt Nam.
Cháy thê thảm, cháy hoài thôi. Có phải vì mùa hè dễ bắt lửa? Hay vì thù nhau, phóng hỏa... Bản tin VietnamNet kể chuyện Hà Nội: Cháy dữ dội ở chợ Sóc Sơn...
Vậy là nổ lớn tại đồn công an. Không biết có phải nội bộ công an quậy phá nhau hay không. Hay là do bàn tay kẻ khác...
Tàu cá Việt Nam vẫn bị Trung Quốc quậy phá…
Vì sao một người cha lại hành hung 2 đứa con nhỏ? Chuyện xảy ra ngay tại Hà Nội. Nhưng không thấy công an can thiệp… Thế là bà ngoại 2 đứa trẻ phải can thiệp.
Tiền đổ vào Hà Nội nhiều hơn, trong khi các đại gia Thái Lan đang muốn kiểm soát kinh tế Việt Nam. Không rõ các đại gia Thái Lan có lệ thuộc mấy anh Trung Quốc hay không.
Truyền thống tại Hoa Kỳ, Ngày Của Cha là một ngày lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được kỷ niệm vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi khác. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ.
Hình như người vui nhất trong mùa bóng đá World Cup là Tổng Thống Nga Putin... Bởi vì, banh lăn trên sân cỏ Nga, là Putin hài lòng...
Báo VietToday kể: Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá với 138 ngư dân ở các địa phương trong tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, khống chế lấy tài sản khi đang khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Nhiều cô giáo quỳ lạy Chủ Tịch một thị trấn Nghệ An để xin đừng đóng cửa lớp mầm non... Y hệt như thời phong kiến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.