Hôm nay,  

Thuê Mặt Nước Bắt Cá

06/09/201100:00:00(Xem: 2921)
Thuê Mặt Nước Bắt Cá

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, hàng năm, kể từ con nước tháng 7, tháng 8 âm lịch, tại miền Tây Nam phần, dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu, nhất là Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên, cá linh bắt đầu tràn về các kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng không biết cơ man nào mà kể. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, sản lượng cá linh giảm dần, nhiều loài khác cũng suy giảm, nên nhiều người phải sang tận Cam Bốt để thuê mặt nước đánh bắt. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận toàn cảnh về cuộc mưu sinh này qua bản tin như sau.
Những ngày này, mực nước ở các huyện đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đã lên gần 4m, dân trồng lúa, làm vườn trở thành "ngư dân" trước mùa lũ từng mong đợi.Ông Lê Văn Xiếu, quê ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cảm thấy mừng khi thấy cá linh xuất hiện, nhiều gấp năm sáu lần so với hai năm rồi.Theo ngư dân Trần Hữu Hoàng, một tay đánh bắt chuyên nghiệp, cho biết: "Năm nay, ai sang Campuchia đánh bắt chắc chắn sẽ có lời. Mặc dù giá cá rẻ hơn năm rồi (giá bán tại chỗ 13 ngàn- 20 ngàn đồng/kg so với năm rồi 25 ngàn - 35 ngàn đồng/kg) nhưng bù lại sản lượng nhiều hơn gấp mấy lần. Vả lại, ngư dân sẽ khai thác dài dài từ nay cho tới mùa khô, không những cá linh, mà còn cả lươn, rắn, cá đen, cá trắng và nhiều đặc sản khác trong mùa nước nổi".

Mùa sinh sản của cá linh bắt đầu từ tháng 4, tháng 5. Cá con nở ra sẽ lớn dần theo con nước và đến mùa mưa, mưa xuống mát mình, cá con lần theo các sông, rạch rồi tràn vào các biển nước mênh mông. "Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ", thức ăn đầy đủ, cá lớn nhanh như thổi, người bơi xuồng đụng phải luồng, xem cá nhảy lao xao mà đoán biết năm đó cá linh nhiều hay ít. Đến khi trời chuyển sang thu, tiết trời se lạnh, điên điển vàng đồng cũng là lúc con cá trưởng thành, bụng đầy mỡ và lấp lánh ánh bạc. Cá lúc này ngon và béo ngậy, nhà dù nghèo hay giàu, cũng đều tận hưởng món ăn dân dã chế biến từ con cá linh.
Khi bước vào nửa tháng 9 hoặc đầu tháng 10 âm lịch, con nước giựt dần (nước kém), từng đàn cá linh lại đua nhau từ ruộng đồng, kênh rạch ào ạt tuôn ra sông Cái, sông Lớn để quay về thượng nguồn, người trong nghề gọi là "cá ra". Đây cũng là thời điểm ngư dân tha hồ chặn đường đánh bắt, sôi động và hiệu quả nhất là trên các cánh đồng Campuchia, sát biên giới Việt Nam.
Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, từ thập niên cuối của thế kỷ 20 đến nay, do việc đánh bắt và khai thác bằng nhiều phương tiện tinh vi khiến cho nguồn cá linh giảm dần. Nguồn cá linh bây giờ thật chẳng thấm vào đâu so với thời bắt cá linh làm phân để bón cây trồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.