Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Cốm

29/08/201100:00:00(Xem: 2784)
Ngậm Ngùi Làng Cốm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có làng cốm An Lợi (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) là làng nghề truyền thống mà ông cha truyền lại. Giờ đây, nhiều người dân làng này bỏ nghề, tìm vào các thành phố lớn để mưu sinh, chỉ còn lại một số gia đình tiếp tục với nghề như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Theo ông Trịnh Xuân Lang, một người làm cốm lâu năm ở An Lợi, làm cốm không vất vả nắng mưa nhiều như làm nông nhưng cái công bỏ ra không ít. Cái công mà ông Lang nói bắt đầu từ khi cốm chưa thành hình, thành dáng. Muốn có được cốm nếp dẻo ngon, người làm cốm phải trực tiếp gieo trồng thứ nếp tròn hạt. Thu được hạt nếp rồi, họ lại tiếp tục bỏ công bên cái nóng hừng hực của lửa để hạt cốm nổ giòn trong chảo nón. Quy trình lên khuôn cho cốm tốn nhiều công sức nhất. Hạt nếp nổ giòn sau khi được nhặt hết vỏ trấu đem trộn đều với nước đường đã nấu sẵn. Lúc này, có ít nhất 4-5 người đóng khuôn cho cốm. Hai người cho cốm vào khuôn, 2 người "gõ" cốm, tức dùng búa để ép cốm thành khối hình chữ nhật nhỏ. Công việc này đòi hỏi phải ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến nhiều người đau lưng, mệt mỏi. Cốm thành hình rồi, người làm cốm phải chở đi tiêu thụ. Người bán cốm dạo đi đến cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận... Những đợt bán dạo này thường kéo dài từ một tuần đến nửa tháng.

Không chỉ bỏ công, người làm nghề nơi đây còn mang vào trong cốm cả những trăn trở về nghề. Ông Trịnh Văn Hùng tâm sự: "Tôi cũng muốn đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn, mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng đẹp hơn. Nhưng đã đầu tư thì phải tăng giá, mà đầu ra của cốm vốn đã không mạnh, nay lại tăng giá, ắt lượng người mua sẽ ít đi".Một thời, đi từ đầu trên đến xóm dưới của thôn An Lợi, ta đều có thể cảm nhận hương của mật, đường quyện trong gió; nghe tiếng hạt bắp, hạt gạo nổ lách tách... Ông Lang kể: "Sau 1975, cốm bán chạy lắm vì bánh kẹo không nhiều như bây giờ. Hồi đó, người làm cốm đông và "say" đến mức hợp tác xã phải ngăn bớt vì ruộng đồng bị bỏ quên. Vậy mà giờ cả thôn chỉ còn không quá 20 nhà làm cốm".
Giờ nhiều người dân An Lợi rủ nhau vào các thành phố lớn để làm ăn, buôn bán. Chị Nguyễn Thị Linh nói: "Bà con xung quanh chủ yếu vào Sài Gòn bán trái cây. Bán trái cây không sướng hơn nghề cốm bao nhiêu nhưng chỉ khổ một người đi bán, còn làm cốm là khổ cả gia đình. Tôi cũng từng vào đó buôn bán, nhưng mình không có cái duyên mua bán, nên lại tiếp tục quay về làm cốm".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động,tâm sự với phóng viên, ông Trịnh Xuân Lang bùi ngùi nói: "Nhà tôi gắn với nghề cốm đã 3 đời. Nhờ cốm, tôi nuôi được 2 đứa con học đại học. Nhưng giờ tụi nó ở lại Sài Gòn làm việc. Sau này, hai vợ chồng tôi không làm cốm nổi nữa thì cũng đành "đứt".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng Anh luôn luôn là ưu tiên... và bây giờ, trình độ thực sự về tiếng Anh của người dân Việt Nam tới đâu?
Tốn bao nhiêu tiền để đi tour Đài Loan và bỏ trốn? Câu trả lời là tùy... Bản tin Zing kể: Trả lời cơ quan chức năng Đài Loan hôm 27/12, 3 du khách Việt Nam đầu tiên bị bắt lại (gồm 2 nam 1 nữ) thừa nhận họ đến Đài Loan để làm việc kiếm tiền, không phải đi du lịch, theo Apple Daily.
Gò Đống Đa là nơi Vua Quang Trung đánh một trận lớn, gây kinh hồn quân phương Bắc. Bây giờ gò trở thành di tích.
Du khách Việt sang xứ Đài rồi biến mất... Có vẻ như sắp xếp này đã dàn dựng từ lâu, vì không lẽ những người biến mất hoàn toàn không thông đồng gì nhau...
Vậy là sắp tới Tết Tây… và cũng sắp tới Tết Ta. Tết Tây còn gọi là Tết dương lịch 2019, Tết Ta gọi là Tết Nguyên Đán.
Chuyện chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa: hiệu trưởng có phòng ngủ trong phòng làm việc. Do vậy, báo Giáo Dục VN nêu một đề nghị: Phải lập tức dẹp phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng… Chấm dứt việc dựng phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng là việc cần làm ngay trong lúc này ở các đơn vị trường học hiện nay.
Có một ca khúc mùa lễ Giáng sinh mà người Công Giáo nào cũng thuộc... và rất nhiều người không có đạo cũng từng nghe hàng năm. Đó là bài Hang Bêlem...
Có một ca khúc trong mùa Lễ Giáng Sinh gần như ai cũng biết, kể cả người ngoài Thiên Chúa Giáo: bản nhạc Đêm Thánh Vô Cùng.
Ly dị tưng bừng... Càng lúc càng ly dị nhiều... Đó là vấn đề của các cặp gia đình trẻ Miền Tây Nam Bộ.
Thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, lương thiện... Phải chi nước mình nhiều người đẹp tuyệt vời như thế: Nhặt được 100 triệu đồng, nữ nhân viên tìm người trả lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.