Hôm nay,  

Chạy Tiền Chuộc Con

06/05/200200:00:00(Xem: 4304)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có kể cho bạn nghe tình cảnh của các trẻ em nghèo từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc về Sài Gòn làm thuê ở các cơ sở may mặc tại quận Tân Bình. Đa số các em bị các tay cò lao động dụ dỗ đưa về Sài Gòn để sau đó "chuyển nhượng" các cơ sở nhỏ. Và khi đã bỏ tiền "mua" cá em, các chủ cơ sở canh chừng và đối xử với người được thuê mướn rất khắt khe. Trẻ nào thấy vất vả, muốn bỏ về quê cũng không được bởi chủ đưa ra điều kiện: "Phải trả lại chi phí mà họ bỏ ra để đón người. Mấy trăm ngàn để trả cho chủ, thêm tiền xe tàu, khoản tiền hàng triệu bạc để được về nhà đối với các em quả là điều không tưởng. Số tiền ấy bằng cả năm tiền công các em đi làm vất vả, khổ sở mới nhận được." Qua lá thư này, mời bạn nghe câu chuyện chạy tiền chuộc con theo ghi chép của một phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Chị Nguyễn Thị Hoa, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, rơi nước mắt cho biết: Theo giới thiệu của người quen, tôi cho hai con là Sơn và Giang theo bà Chi để làm việc. Khi gặp tôi, bà Chi nói đủ thứ về cuộc sống nhàn hạ ở thành phố, rằng các cháu vào đấy để ngồi may, suốt ngày ở trong nhà mát mẻ, không phải cực nhọc như ở quê. Nhưng thật không ngờ... Mới cho con đi chưa đầy một tuần chị đã nhận được điện tín, thư của hai con cho biết công việc rất vất vả. Chúng phải làm từ sáng sớm đến đêm khuya vẫn không hết việc, chủ trại lại đối xử rất nghiệt ngã, muốn tự ý đi ra ngoài gửi thư cũng không được. Xót xa, chị điện thoại xin gặp chủ nhà xin gặp chủ nhà để nói chuyện, yêu cầu cho các con chị về nhưng chủ dứt khoát không cho đi, trừ khi chị có tiền trả lại khoản tiền mà họ đã bỏ ra để lấy đệ tử. Thương con, không nỡ thấy chúng chịu cực nhọc, chị quýnh quáng vay mượn, bán hết heo gà, hoa màu...rồi tự mình đón xe vào Sài Gòn.

Khuya 27-3-2002 vất vả lắm chị mới tìm được đến nhà ông Phú, chủ cơ sở in lụa tại ấp 3, xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh, nơi con chị làm việc. Chỉ thoáng nhìn qua khung cảnh làm việc tại nhà ông Phú, chị có thể tưởng tượng được cảnh khổ của con mình ra sao. Cả gia đinh ông Phú và 4 đệ tử trong đó có một đứa con của chị chen chúc trong một căn nhà chật hẹp. Hàng hóa chất kín hết cả lối đi, nhà vệ sinh, bếp ăn chật chội, dơ bẩn. Đứa con thứ hai của chị, vì gia đình ông Phú đã đủ người không nhận, bà Chi đẩy vào làm một cơ sở gia công gần đấy. Mới xa con chưa bao lâu, gặp lại con thì chị đã không cầm được nước mắt khi thấy chúng hốc hác vì thiếu ngủ liên tục mấy ngày liền. Cắn răng giao 1.6 triệu đồng cho hai gia đình chủ, chị mới được đưa con ra xe đò về quê. Chị buồn bã nói: Tiền đi lại tốn kém gần 4 triệu đồng, chuyến này về trả nợ không biết bao giờ mới xong đây.

Bạn,
Cũng theo TT, nhiều gia đình khác, trót cho con mình theo các tay cò đi làm, biết vất vả nhưng do không thể xoay được tiền để trả cho chủ và mua vé tàu xe cho con về nên đành phải cho các em ở lại làm, ráng chịu đựng cho hết hợp đồng thỏa thuận mới lấy được tiền công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.