Hôm nay,  

Dân Mất Đất Canh Tác

25/06/201100:00:00(Xem: 3775)

Dân Mất Đất Canh Tác

Bạn,

Theo báo điện tử Tiếng Nói VN, tại miền Bắc, hàng trăm gia đình cư dân ở xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đang đứng trước nguy cơ mất hết ruộng canh tác do việc buông lỏng quản lý của nhà chức trách địa phương,để các chủ mỏ chỉ tập trung vào khai thác quặng mà "quên" bảo vệ môi trường... Không những vậy, tình trạng tranh chấp mỏ đang diễn ra phức tạp tại khu vực khai thác khiến tình hình càng thêm căng thẳng. Báo TNVN ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Giữa những quả đồi mơn mởn xanh cây cối của xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, Yên Bái có hàng chục mỏ quặng sắt được mệnh danh là những "mỏ vàng", nằm sâu dưới lớp đất màu mỡ. Ba năm trở lại đây, khi ủy ban tỉnh Yên Bái cấp phép khai thác mỏ cho một số doanh nghiệp (DN) thì những "mỏ vàng" này bỗng nhiên quay lưng lại với dân bản hằng ngày vẫn cần mẫn lao động trên mảnh đất này.

Một viên chức xã Nậm Búng tên là Lê Thanh Hải đưa phóng viên vượt đèo lên tới tận đỉnh Sài Lương - Nậm Chậu, nơi những chiếc xe xúc, xe ủi kềnh càng đang gầm rú xới tung từng mảng ruộng. Ông Hải nhíu mày: "Không thể trồng được gì nữa rồi các chú à! Rất nhiều khu ruộng đã bị bỏ hoang, đất đá từ trên cứ lao ầm ầm xuống ruộng, nguồn nước bị mất, bà con không canh tác được nữa". Phóng viên thắt lòng khi thấy những thửa ruộng bậc thang từng là "điểm đến" của những người săn ảnh đẹp nay lỗ chỗ, ngắt quãng bởi những đống đất đá thâm sì. Ông Hải nói: "Có những điểm mỏ khai thác suốt đêm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Đất đá lấp hết ruộng. Người dân kéo lên cãi vã, xô xát với nhân viên khu mỏ. Huyện phải cử tới 7 người lên đây để đảm bảo an ninh".

Ở đỉnh Sài Lương, khu mỏ của DN Hoàn Thiện ngót nghét cũng có khoảng vài ngàn tấn quặng đã được "moi" khỏi mặt đất và đang nằm trơ giữa đồi để rồi khi mưa xuống, các chất thải cứ theo những dòng nước mà xối ào ào xuống nương rẫy phía lưng chừng đồi.

Theo thống kê, tỉnh Yên Bái hiện có hàng trăm điểm khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở hầu khắp các huyện. Các chủ mỏ này để được cấp phép đều khai có thiết kế khai thác, bãi thải quặng... đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Nhưng thực tế lại không như vậy. Ở xã Nậm Búng hiện có 8 điểm mỏ. Không một điểm mỏ nào là không từng bị dân kéo lên phản đối vì làm tổn hại đến môi trường.

Bạn,

Cũng theo TNVN, bãi thải mỏ sắt Sài Lương - Nậm Chậu nằm trên độ cao từ 500 - 800m, với độ dốc rất lớn. Hàng chục ngàn khối đất đá thải từ các khai trường sẽ đổ ập xuống ruộng của người dân khi mùa mưa đến là điều dễ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.