Hôm nay,  

Vùng Đất Chết

01/06/201100:00:00(Xem: 4436)

Vùng Đất Chết

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại khu vực ngoại thành Đà Nẵng, trên địa bàn huyện Hòa Vang, có 10 mỏ đá, 2 nhà máy gạch, 1 nhà máy than cùng một số nhà máy bê tông nằm bao quanh hai ngôi làng Phước Hậu và Phước Thuận (xã Hòa Nhơn) khiến nơi đây quanh năm ngập ngụa trong khói bụi, tiếng ồn, ruộng đất bị phủ kín bởi bụi đá đành bỏ hoang. Giờ đây, 2 ngôi làng chẳng khác nào... vùng đất chết. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.

Trong những ngày mùa hè nắng rát, con đường dài gần 3km nối từ QL 14B vào Phước Thuận ngập trong bụi bởi hàng chục chiếc xe ben chở đất đá nối đuôi nhau ra vào. Nắng nóng cộng với bụi đất đá bay mù mịt càng làm không khí ở đây ngột ngạt, khó thở. Nhà cửa 2 bên đường cửa đóng kín mít, cả khu vực bị phủ một lớp bụi xám xịt. Đang lúi húi lau dọn bàn thờ chuẩn bị đám giỗ mẹ, ông Đặng Khôi (đội 5, thôn Phước Thuận) than: "Chỉ cái bàn thờ thôi mà tôi lau dọn cả buổi chưa xong. Bụi phủ kín tất cả. Lau xong, quay lại thì bụi đã bám vào. Ngay bữa cơm ăn cũng không ngon miệng vì bụi. Mỗi ngày, chúng tôi phải quét nhà, lau bàn, tủ cả chục lần, nhưng cứ như dã tràng xe cát. Sống thế này sao chịu nổi!". 

Vào sâu trong làng Phước Hậu đúng giờ trưa, giờ chuẩn bị nổ mìn khai thác đá. Cái nắng như thiêu như đốt cộng với tiếng chát chúa của mìn phá đá làm cho nơi đây chẳng khác nào vùng chiến sự. Mìn nổ xong bụi bay mù trời, gặp gió thổi hết xuống làng, dân ở đây hít cả. Phước Thuận hay Phước Hậu giờ đây cây cỏ xác xơ, lúa trổ đòng nhưng toàn hạt lép, chuối trồng lên cũng bị khô hơn phân nửa. Mấy hộ dân sống dưới hành lang đường điện 500kV giờ đã di dời, nhà hoang đập bỏ càng khiến hai ngôi làng càng thêm xơ xác. Ông Lê Mẫn (Phước Hậu) nói: "Quanh nhà toàn bụi, ăn cũng bụi, giặt quần áo không dám phơi vì bụi""

Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng mất đất sản xuất khiến hàng chục gia đình cư dân hai thôn Phước Thuận và Phước Hậu như lâm vào cảnh khốn cùng. Người cố bám làng với những sào đất hiếm hoi sót lại, kẻ tha hương vào Nam lập nghiệp. Hai ngồi làng giờ đây mất hẳn nét hoang sơ tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho thung lũng dưới chân núi này.

Bạn,

Báo SGGP dẫn lời cư dân Lưu Sự, Trưởng thôn Phước Hậu, cho hay có khoảng 60 gia đìnhn, với diện tích đất canh tác chủ yếu trồng lúa khoảng 15ha, nhưng giờ do ô nhiễm nguồn nước, đất từ các mỏ đá, lò gạch, thêm nước than đổ xuống đen kịt, bồi lấp nên cả thôn chỉ còn lại khoảng 8 héctamà sản lượng liên tục giảm. Cách đây 4 - 5 năm, ngọn núi Phước Tường sừng sững đứng trấn một góc Đà Nẵng. Nhưng giờ đây, chẳng khác nào một đại công trường loang lổ với hàng chục điểm bị cày xới không thương tiếc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.