Hôm nay,  

Ấn Hoạ Rình Rập Du Khách

28/05/201100:00:00(Xem: 4773)

Ấn Hoạ Rình Rập Du Khách

Theo báo Sài Gòn, trong hệ thống giao thông đường thủy, không chỉ trên sông nước miền Nam, tại một số địa phương ở miền Trung cũng có nhiều tàu, thuyền thiếu an toàn nhưng vẫn ngày đêm chở khách đến các khu du lịch sinh thái, và đã xảy ra nhiều vụ chìm tàu, thuyền, làm cho một số du khách thiệt mạng. Báo Người Lao Động ghi nhận về thảm họa này tại một số địa phương qua bản tin như sau.

Hồ Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) là hồ thủy lợi sâu và rộng nhất miền Trung (diện tích mặt nước hơn 3 ngàn 400 hécta). Nhiều năm qua, lòng hồ được đưa vào khai thác du lịch sinh thái. Do các phương tiện đưa khách thiếu an toàn nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người.

Khu Du lịch sinh thái hồ Phú Ninh do doanh nghiệp Hùng Cường làm chủ, chủ yếu kinh doanh du lịch trên lòng hồ; cho du khách thuê thuyền, ghe dạo quanh hồ... Ngoài doanh nghiệp Hùng Cường, tại đây còn có rất nhiều thuyền nan của người dân cũng tranh nhau chở khách. Không một chiếc thuyền tự phát nào được cấp phép hoạt động.

Trong 8 năm qua, đã xảy ra nhiều vụ thuyền chở khách gặp nạn trên hồ Phú Ninh, làm ít nhất 12 người chết. Kể từ sau vụ chìm thuyền nan làm 6 người thiệt mạng vào chiều 15-7-2007,công an địa phương đã tịch thu 34 chiếc thuyền nan chở khách tự phát của người dân, hầu hết đều đã cũ, không được cấp phép hoạt động, không có phao cứu sinh...

Trong khi đó, trên sông Hương (Thừa Thiên - Huế), nhiều du thuyền hoạt động nhưng thiếu trang bị áo phao cho khách. Đa số áo phao được "giấu" kỹ, để cách xa chỗ ngồi của khách. Ngày 24/5 vừa qua, phóng viên mua vé lên một du thuyền xuất phát từ bến thuyền Tòa Khâm. Trên thuyền, 22 hành khách được xếp ghế ngồi, nhiều khách ra ngồi trước mũi thuyền để tiện ngắm cảnh và chụp hình. Nhìn quanh không thấy áo phao, một số du khách Mỹ thắc mắc với hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên chỉ về phía sau thuyền (ngăn cách bởi một bức tường kính, để làm bếp) và cho biết áo phao nằm ở đó! Thấy du khách ái ngại, người lái thuyền trấn an: "Tôi chạy thuyền đã hơn 20 năm rồi mà có chuyện gì xảy ra đâu. Áo phao chỉ dùng để đối phó lực lượng kiểm tra thôi. Đi du lịch ai mà mang áo phao làm gì". Một du khách đến từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngán ngẩm: "Áo phao mà cất kỹ như thế làm sao ứng cứu kịp nếu chìm thuyền".

Bạn,

Báo Người Lao Động, theo quy định, thuyền đơn được phép chở tối đa 15 người, thuyền đôi chở tối đa từ 35 - 40 người và số lượng áo phao phải đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, theo ghi nhận củaphóng viên, tình trạng thiếu áo phao và sắp xếp áo phao không đúng quy định còn phổ biến tại nhiều du thuyền trên sông Hương. Ngoài ra, hầu như du thuyền nào cũng trang bị bếp gas để nấu nướng nhưng không hề có thiết bị chữa cháy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.