Hôm nay,  

Teo Tóp Đất Đảo

5/20/201100:00:00(View: 5210)
Teo Tóp Đất Đảo

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng biển miền Trung, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa hơn 110 năm về trước,đang từng ngày bị sóng biển "ăn mòn", lấn sâu vào xóm làng gây bất an cho hơn 21,000 người dân sinh sống trên đảo. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ tay về khu đất hoang hóa nằm sát mé biển thuộc Hang Cau, xã An Hải, huyện Lý Sơn, ông Nguyễn Văn Lý - người dân đảo - buồn bã nói: "Hồi trước bà con ở đây trồng hành, trồng tỏi ra tận ngoài ấy nhưng giờ phải nhường lại cho biển, không thể tiếp tục canh tác. Chỉ cần một đợt biển động là sóng biển lại phủ trắng, tiếp tục gây sạt lở nặng".
Tại khu vực Hang Cau có hàng chục hecta đất đã bị nước biển xâm thực, kéo ra biển. Riêng hai năm trở lại đây, đặc biệt là cơn bão số 9 năm 2009, khu vực này đã mất hơn 6ha đất canh tác của người dân trong vùng.Ông Dương Ngọc Thành, ngụ xã An Hải, bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng khu nghỉ mát với tên gọi Hoàng Sa ở ngoài mé biển cũng đứng ngồi chẳng yên với khối tài sản của mình khi biển có thể ập vào cuốn đi bất cứ lúc nào. "Đợt rồi gặp bão, khu nghỉ mát của tui bị sóng đánh nát, hư hỏng gần như toàn bộ nên bây giờ cũng không dám làm lại để tiếp tục kinh doanh vì sợ sóng biển lại phá. Bà con trong vùng ở phía nam đảo Lý Sơn này lo lắng lắm" - ông Thành kể. Tình trạng sạt lở, biển xâm thực đang diễn ra nghiêm trọng ở khu phía tây và phía bắc huyện đảo này.

Ông Nguyễn Đình Trung, phó giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Lý Sơn, cho biết huyện đảo ngày càng bị thu hẹp. Nếu như cách đây 40 năm, huyện Lý Sơn có tổng diện tích khoảng 1 ngàn 400ha thì nay chỉ còn lại vỏn vẹn 997ha. Mỗi năm nước biển lại tiếp tục ăn sâu vào đất đảo trung bình 7-8ha.
"Đất trên đảo bị nước biển lấn là một thực trạng đáng báo động. Con số 997ha đất sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục bị thu hẹp nếu như không có các giải pháp cấp bách để giữ đảo" - ông Trung nói. Giải pháp được chính quyền địa phương Lý Sơn và người dân đưa ra để bảo vệ đảo là cần đầu tư xây dựng kè chống sạt lở. "Chỉ có xây kè chắn sóng, chống xói lở may ra mới giữ được đất, không để nước biển tiếp tục xâm thực" - lão ngư Bùi Thành nói.
Bạn,
Báo TT cho biết, năm 2008, tỉnh Quảng Ngãi đã phải đầu tư xây dựng tuyến kè chắn sóng đông nam đảo (dự kiến tháng 7-2011 sẽ hoàn thành). Nhờ có tuyến kè này nên diện tích trên đảo ở khu đông và khu nam thoát được tình trạng sạt lở. Trong khi đó, tại khu tây và khu bắc của đảo vẫn chưa được đầu tư xây dựng kè chắn sóng nên biển vẫn tiếp tục xâm thực và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.