Hôm nay,  

‘Thần Dược’ Thôn Quê

31/03/201100:00:00(Xem: 6196)
‘Thần Dược’ Thôn Quê

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu về dược học Đông y, tại các làng quê của tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhiều gia đình đôi lần mang ơn dầu tràm, nó được xem như một thứ "biệt dược" ở các vùng nông thôn còn lắm nắng gió này. Một đứa trẻ sinh ra, khi chướng bụng, nhiễm phong hàn...những người mẹ, người vợ nghĩ đến ngay lọ dầu tràm; phụ nữ sau khi sinh nở, dầu tràm cũng là dược liệu không thể thiếu. Với những người già của xứ Huế, đi đâu trong túi họ cũng có một lọ dầu tràm, khi thì dùng xoa bóp cho mình, khi thì để sẵn dùng cho con cháu trong nhà. Báo Nông Nghiệp VN viết về "thần dược" này qua đoạn ký sự như sau.
Cái thứ "thần dược" thôn quê ấy đã gắn với đời sống của những người dân nghèo nông thôn, thấm vào trong máu thịt của họ và trở thành một ý thức truyền thống của người mẹ, người chị khi có con nhỏ sơ sinh. Sức sống của làng nghề nấu dầu tràm ở Lộc Thủy, Lộc Tiến, huyện Phú Lộc bền bỉ đến lạ thường khi biết bao loại tân dược, dầu ngoại bán nhan nhản trên thị trường, với người dân xứ Huế, dầu tràm Phú Lộc vẫn là sự lựa chọn số một.
Để cất giữ được lâu, sau khi những mẻ dầu tràm được tinh luyện, lấy ra khỏi lò,người dùng mang bỏ vào chai, ngâm thêm ít củ ném (một loại cây thuộc giống hành, củ hình hơi tròn, màu trắng) rồi đậy kín làm tăng thêm dược tính cho dầu tràm. Điểm đặc biệt của dầu tràm Phú Lộc là càng ngâm lâu hương vị càng nồng, dược tính càng cao, dầu không bị vơi cạn. Với người dân Lộc Tiến, Lộc Thủy trong nhà bao giờ cũng có một lọ dầu tràm ngâm thêm ít củ ném, được tinh chế từ đôi bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Bà Nguyễn Thị Tam (54 tuổi), thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, một nghệ nhân tinh luyện dầu tràm cho hay: "Với người dân miền Bắc thì có chai cao hổ, người miền Nam thì chai dầu gió còn người miền Trung mà đặc biệt là ở xứ Huế thì chai dầu tràm đã gắn với họ từ nhỏ cho đến lớn lên. Dù ai đi xa, khi về quê hương cũng nhớ đến dầu tràm Phú Lộc, nó như một thứ "thần dược" thôn quê đã gắn vào đời mỗi con người khi lọt lòng". Nghề nấu dầu tràm của gia đình bà Tam đến nay đã là đời thứ 3, dù có những lúc thăng trầm nhưng gia đình bà vẫn cố giữ lấy nghề của cha ông, như là một niềm tri ân của con cháu đối với lớp tiên hiền khi khai phá vùng đất bán sơn địa này.
Bạn,
Cũng theo báo Nông Nghiệp VN, khu vực sản xuất dầu tràm Phú Lộc nằm dọc theo Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Lộc Thủy, Lộc Tiến. Nơi đây vốn được xem là vùng đất trời phú cho rất nhiều cây tràm, cây bổi. Sự hào phóng của núi rừng tuy chưa làm nên sự giàu sang nhưng đã góp phần nuôi sống bao thế hệ người dân làng tràm khi hạt lúa không còn là niềm cứu cánh. Bây giờ, để tinh luyện ra một mẻ dầu tràm, hành trình đi bứt lá bổi, lá tràm cũng thật gian nan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.