Hôm nay,  

Chuyện Học Làng Quê

9/3/200000:00:00(View: 6453)
Bạn thân,
Phước đức lớn trong đời là được thi đậu vào đại học. Nhưng tại nhiều nơi ở quê nhà, đậu vào đại học lại là gánh thật nặng cho cả gia đình. Tình hình này được báo An Ninh Thủ Đô kể như sau.

Chuyện 5 học sinh của làng cùng lúc thi đậu đại học lan nhanh như gió, khuấy động cả làng Giỏi bé nhỏ. Những gia đình có con em thi đỗ vui mừng đã đành. Đến ngay mấy bà hàng cá, hàng thịt chợ Phí cũng tưng bừng bình luận: “Đấy! ai dám bảo con em nông thôn chúng mình là học hành dốt nát. Con trai ông Quả kia kìa nhà thì nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, thi đại học chẳng ôn luyện ông này, bà nọ, thế mà đùng một cái đỗ luôn, thật là mở mặt cho cả họ hàng, tiên tổ”! Các cụ già thì gật gù: “Không ngờ làng ta còn thịnh thế. Âu cũng là thành hoàng cảm kích trước tấm lòng thơm thảo của con cháu làng Giỏi”. Và rồi, không phải ngày hội, chẳng phải ngày rằm, các cụ cũng khua chiêng, gióng trống.

Tôi về thăm quê đúng lúc các cụ đang long trọng rước lễ. Vừa nhìn thấy tôi, ông Đài trưởng họ đã vui vẻ nói: “Mừng quá con ạ! Gần chục năm rồi làng ta mới được mùa thi. Những 5 “ông cử” cơ đấy.”

Vừa về đến nhà dựng xe vào sân, đã nghe thấy tiếng bà nội tôi “Thằng Nguyên, con chú Bộ thi đỗ đại học đấy - Vui quá, bà nói họ Nguyễn nhà mình đã có 18 người vào đại học đấy, cao nhất làng Giỏi này”. Tôi nghĩ - Không ngờ chuyện học ở quê bây giờ lại có nhiều người quan tâm đến thế.

Bẵng đi một thời gian không về quê. Hôm nay nhân có cô tôi ở Sài Gòn ra chơi, tôi cùng cô về thăm quê luôn. Đến đầu làng, gặp Thím Đô đang gánh đạm ra đồng. Quăng phịch gánh đạm xuống đường, thím vội vã hỏi tôi: “Cháu có thấy thằng Nguyên ra chỗ cháu không"”. Tôi lắc đầu. Thím thở dài, nước mắt lưng tròng. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế"”. Thím nghẹn ngào: “Về nhà thím kể”.

Rót nước mời tôi, thím vừa khóc vừa nói: “Thằng Nguyên bỏ nhà đi hơn nửa tháng rồi. Nó bỏ ra Hà Nội phụ xây, bao giờ nó góp đủ tiền đi học nó mới trở về. Thím khổ lắm cháu ơi!”


- Thế thằng Nguyên không đi học à" Tôi hỏi.
- Bố nó không cho nó đi. Nó chán nên mới bỏ nhà.

Nhìn sang chú tôi đang ngồi bó gối, mặt thất thần, thím nấc lên - “Người ta thì chạy ngang chạy ngửa cho con đỗ đại học mà không được. Đằng này đường đường chính chính thi đỗ lại bắt nó ở nhà theo đít con trâu”.

Chú tôi gắt lên: “Không phải là tôi không muốn cho nó đi. Nhưng bà thử xem. Một ngày tôi với bà làm được mấy nghìn" Nếu thằng Nguyên đi học, tháng ít nhất cũng phải mất bốn năm trăm nghìn, thế thì cả nhà ăn cám à"”
- Nhưng tôi đã bảo ông bán mảnh vườn trước nhà đi lấy tiền cho nó ăn học cơ mà" - Thím tôi nói lại.
- Bà nghĩ đơn giản quá, mảnh vườn kia bán đi liệu có được 15 triệu không" 5 năm đại học ít cũng phải mất 30 triệu. Lại còn khoản tiền chạy việc khi ra trường nữa chứ"

Tôi ngồi nghe chú thím nói lòng nặng trĩu nỗi buồn. Chao ôi! Bao đời người nông dân vẫn khổ thế. Cái thời ngày xưa đi học trường xa, phải đi bộ, quanh năm chỉ một bộ quần áo. Buổi trưa ngồi nghe giảng tai ù, bụng réo. Cả ngày mới được bữa cơm! Có điều, tuy đói rách nhưng thời ấy có chí, ắt lên người còn bây giờ trường lớp khang trang, cánh cửa các trường đại học luôn rộng mở mà con em nông dân chỉ đứng ngậm ngùi khao khát mà thèm. Bởi học phí nặng quá, dân thành thị tiêu mấy trăm ngàn là chuyện nhỏ, nhưng ở nông thôn đó là cả một gia tài. Cả năm đầu tắt mặt tối thắt lưng buộc bụng mới được hơn triệu bạc. Đầu năm chạy tiền học cho mấy đứa phổ thông đã đủ méo mặt, còn đâu mà màng đến đại học. Giá như các cụ làng tôi, giá như dòng họ Nguyễn của tôi cũng lập ra một quỹ khuyến học, hay trích một phần tiền tu sửa đình chùa lễ lạt để giúp đỡ những đứa trẻ như Nguyên em tôi thì giờ này chắc chúng đang được say mê nghiên cứu trên giảng đường đại học.

Bạn thân,
Baì báo kết luận bằng lời cảm khái của tác giả: “Nguyên, giờ này em đang lang thang kiếm sống nơi nao ở chốn thị thành" Biết bao giờ em mới kiếm đủ tiền để vào đại học.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là hàng Thái Lan vào tràn ngập, chiếm thi5ị trường Việt Nam. Không phải từ bây giờ, người Thái đã suy tính từ lâu rồi... Nhìn đi nhìn lại, hàng Tàu cũng có thua gì, cũng đang tràn ngập VN vậy...
Vậy là nợ công ngập đầu... nếu thế hệ hiện nay thoát nợ, thế hệ con cháu sẽ gánh nợ thê thảm, và cơ nguy cả nước trở thành nô lệ xưởng máy cho Tàu, Nhật, Hàn, Thái... Nếu cơ may khác, nhà nước CSVN hiện nay sẽ sụp tiệm, và hy vọng kế tiếp sẽ là dân chủ đa đảng... Bản tin VnExpress ghi nhận: Nợ công năm nay hơn 3,1 triệu tỷ đồng...
Tình hình taxi nhức nhối… Có vẻ như taxi truyền thống trên đà bị xóa sổ, không chống cự nổi với taxi công nghệ Uber, Grab… Hình như chính phủ cũng muốn bỏ mặc chuyện này. Báo Tiền Phong kể chuyện: Thêm gần 2.000 nhân viên Vinasun thôi việc…
Có phải đông trùng hạ thảo là thuốc tiên, thuóc thần? Hay chỉ là niềm tin cổ truyền, được phóng đại qua nhiều thế hệ, mà chẳng có khoa học nào chứng minh? Hay vẫn còn là đề tài tranhh cãi, nghiên cứu, chưa có kết luận? Thực tế là, đông trùng hạ thảo giá đắt kinh khủng.
Dân số Việt Nam đang gặp những nan đề nào? Thứ nhất là lão hóa... tuổi lao động trung bình tăng. Nhưng nguy hiểm nhất là dư đàn ông, thiếu đàn bà... Nghĩa là, cuộc đời sẽ thiếu lãng mạn hơn. Và do vậy, xung đột có thể dê kích động hơn. Và không chừng, đàn ông VN sẽ phải sang xứ người kiếm vợ... hoặc là, phải vào các góc rừng để ngồi thiền...
Nợ công của Việt Nam tơi đâu rồi? Có phải cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giáng những cú đấm sắt nghìn tỷ nợ công vào ngân sách nhà nước? Hay phải chăng đương nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ôm tiền sang cống nộp đàn anh Phương Bắc để trả nợ công cho hàng loạt dự án mới làm đã hỏng?
Có phải trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam bán thuốc lá trong trường? Hay chỉ để bán cho các giáo viên? Hay chỉ để trưng tủ kiếng chơi thôi? Hay chỉ để trước mắt làm quảng cáo? Bí hiểm...
Táo héo Hàn Quốc, nho sữa lìa cành, nho héo cuống, dưa Hàn sứt vỏ... những loại trái cây ngoại nhập này vẫn được các bà nội trợ Hà thành săn mua do giá siêu rẻ...
Tăng trưởng kinh tế hiện nay là nhờ đâu, và nhờ ai? Có phải nhờ xuất cảng điện thoại, vi tính, da giày, may dệt, thủy sản... Hẳn là nhờ tiền FDI, tiền đầu tư quốc tế trực tiếp. Nghĩa là, không phải từ dân mình, mà từ Samsung với chủ hãng Đài Loan...
Hiệp định Thương mại TPP vẫn là mỏ vàng cho nền kinh tế Việt Nam, cho dù không có Mỹ tham gia? Thực tế, nnnếu TPP không hấp dẫn, các nước khác đã không tham gia làm chi. Lý do Mỹ không chịu tham gia TPP bởi vì Tổng Thống Trump muốn đảo ngược bất cứ những gì Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã làm. Thế thôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.