Hôm nay,  

Trẻ Học Sớm Trước Tuổi

27/10/200000:00:00(Xem: 4943)
Bạn,
Trong niên khóa 2000-2001, theo quy định của bộ Giáo dục CSVN, trẻ vào học lớp 1 phải sinh từ năm 1994. Theo báo Tuổi Trẻ, trong kỳ khai giảng vừa qua, ngoài những phụ huynh xin cho con học sớn vì “cháu giỏi hơn người”, có không ít bậc cha mẹ có con sinh vào tháng 1/1995 vì tiếc mấy ngày tuổi mà nằn nì với lý do “tại sao những đứa trẻ sinh 31-12-1994 được học còn con tôi chỉ thiếu vào ngày tuổi lại không được vào học”. Với những phụ huynh cho rằng con mình là thần đồng, phải được đặc cách học sớm trước tuổi, họ đã dựa vào điều lệ về trường tiểu học được bộ Giáo dục CSVN ban hành, trong đó có phần ghi “trẻ em có thể lực tốt và trí tuệ phát triển sớm có thể học trước tuổi, học vượt cấp”, để xin nhà trường khảo sát tài năng của con mình.

Chuyện phụ huynh nôn nóng muốn cho con học sớm trước tuổi là chuyện xảy ra vào mỗi mùa khai giảng. Báo Tuổi Trẻ cho biết: Từ những năm 1992-1993, trước nhu cầu cho con học sớm của nhiều phụ huynh, Viện nghiên cứu giáo dục phía Nam đã bắt đầu nghiên cứu và trắc nghiệm trí năng của trẻ. Sau năm 1995, viện tiếp tục hoàn thiện bộ trắc nghiệm này và bộ trắc nghiệm thứ hai, kế thừa các bộ trắc nghiệm của các nước Pháp, Đức, Nga... Hai bộ trắc nghiệm trên khảo sát cho 60 đến 70 trẻ ở 10 tỉnh phía nam, từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở vào do các sở Giáo dục chuyển đến. Ông Nguyễn Hữu Chùy, nhà nghiên cứu chính của viện, cho biết: Chúng tôi vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào là thần đồng. Ông kể: Có những đứa trẻ vóc dáng cao to, đọc làu làu, tính toán rất nhanh, nhưng chưa chắc trí năng phát triển mà do được dạy trước thì biết trước. Cần nhất là khả năng nhận biết của cháu. Tuy vậy với các em đạt chỉ số thông minh trên 95 cộng với các yếu tố: khả năng nhận biết không gian, thời gian, khả năng phát triển ngôn ngữ, chúng tôi đã giới thiệu để học thử một học kỳ.

Báo Tuổi Trẻ ghi lại lời của ông Quang Dương, phó giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục, thì đa số phụ huynh đều ngộ nhận về sự thông minh của con mình. Ông cho biết trước đây, viện Khoa học xã hội khảo sát nhiều trường hợp thì có đến 70% trẻ em không đạt yêu cầu. Các em phán đoán chậm, thiếu kỹ năng quan sát, thậm chí tay trái, tay phải còn nhầm chứng tỏ trí tưởng tượng, óc quan sát không gian yếu. Ông Dương phân tích: Thông minh có nhiều loại, thông minh về ngôn ngữ, toán số, xử lý, giao tiếp, kỹ thuật, khoa học, nghệ thuật. Thường phụ huynh không thấy loại hình nào là thông minh cơ bản nhất mà họ chỉ thấy hiện tượng nhanh nhẹn, lém lỉnh, tiếp thu nhanh thì cho rằng con mình thông minh vượt trội. Tất nhiên cũng không loại trừ có những em thật sự sắc sảo. Ông Dương kể: Một lần tôi khảo sát một cháu bé được cha mẹ đưa lên từ Vĩnh Long, cháu đọc không nhanh, tính toán chậm, vì chỉ mới học lớp chồi ở trường làng và không ai dạy thêm. Gia đình cũng chẳng có phương tiện gì giúp cháu phát triển tư duy sớm ngoài cái radio. Nhưng cháu có kỹ năng quan sát, óc so sánh, tưởng tượng, sáng tạo rất khá. Chỉ số thông minh của cháu đạt đến 123. Tôi khuyên gia đình cứ để cháu học bình thường, cố gắng kèm cặp, tạo điều kiện cho cháu hiểu xung quanh qua sách báo.

Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, con đường cho trẻ học sớm thật vô cùng khó khăn nhưng nhiều phụ huynh vẫn cố chạy cho bằng được. Chưa kể trong nhiều trường hợp đứa trẻ bị ép uổng, nhồi nhét đến suy kiệt cả trí lực, lẫn thể lực. Một phụ huynh nói: “Tôi lớn tuổi rồi mới có con nên tranh thủ thời gian”. Tâm sự trên có lẽ chỉ là ngoại lệ, theo các chuyên viên tâm lý giáo dục thì phần lớn các phụ huynh cho con học sớm là “để được tiếng với bà con, bạn bè, hàng xóm rằng con tôi giỏi hơn người”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.