Hôm nay,  

Học Ngoại Ngữ Đông Á

22/02/200600:00:00(Xem: 6372)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, trong lúc nhiều người đổ xô học những ngoại ngữ thời thượng như tiếng Anh, tiếng Hoa ... thì vẫn có những người trẻ tìm đến với những ngoại ngữ châu Á "hiếm" như tiếng Nhật, Thái, Mã Lai, Nam Dương hay Khmer. Riêng tiếng Nhật tuy cũng được xem là thời thượng nhưng tiếng Nhật vẫn thuộc hàng "hiếm" khi số người thông thạo ngoại ngữ này không nhiều. Báo Thanh Niên ghi nhận về chuyện học ngoại ngữ Đông Á qua một số trường hợp như sau.

Những người trẻ theo học tiếng Nhật thường được săn đón bằng những công việc với mức lương và điều kiện hấp dẫn khi còn chưa tốt nghiệp. Chẳng hạn như anh bạn Phan Hữu Phúc, tuy đang học năm cuối khoa Đông phương, Trường Đại học Khoa học & Nhân văn TP.SG nhưng vừa nhận lời mời làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu hải sản của Nhật với văn phòng đặt tại Quận 1. Trước đó, anh chàng đã từng cộng tác với một số công ty dịch thuật, làm phiên dịch cho Hội thảo du học Nhật Bản rồi làm hướng dẫn viên cho nhiều đoàn khách Nhật đến Việt Nam thăm viếng, nghiên cứu.Trong khi đó, Cẩm Vân, cô bạn cùng lớp với Phúc, lại khá "đắt sô" với công việc biên dịch truyện tranh cho một nhà xuất bản ở TP.SG và dạy kèm tiếng Nhật vào buổi tối. Trung bình một tuần, Vân "nuốt" 180 trang sách. "Ngoài khả năng tiếng Nhật, bản thân bạn phải là fan của truyện tranh thì mới có thể hiểu và chuyển tải đúng ngôn ngữ những lời thoại trong truyện sang tiếng Việt", cô bật mí.

Quang Dũng, sinh viên lớp Đông Nam Á, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, lại chăm chỉ học tiếng Thái. Dũng cho biết những chuyến đi phiên dịch cho các công ty Thái Lan qua tìm hiểu, khảo sát thị trường kinh doanh ở Việt Nam đã đem lại cho cậu không chỉ thu nhập kha khá mà còn giúp Dũng mở rộng thêm nhiều mối quan hệ. Ngay từ cuối năm 3, với vốn tiếng Thái quý hiếm, Dũng đã vượt qua vòng phỏng vấn và được một công ty đồ hộp mời về làm việc. Tuy nhiên, chàng ta đã xin dời lại lời mời này vì nghĩ "đi làm cũng quan trọng, nhưng lúc này học còn quan trọng hơn".

Mỹ Lý, cô gái đang làm việc cho Công ty quảng cáo Brand Connections sau hơn 3 tháng học tiếng Khmer tại Trung tâm ngoại ngữ thông tấn báo chí (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết chỉ còn khoảng 3-4 người "trụ lại" đến phút chót. "Chữ nào chữ nấy ngoằn nghèo, dính liền với nhau chứ không cách khoảng nên nhiều lúc đọc hoài không ra. Chưa kể cách viết khá phức tạp, nếu không xem lại thì hôm sau quên mất. Chắc tại khó quá nên nhiều người dễ nản tuy đa số đều có gốc gác Khmer", Lý giải thích.

Bạn,

Cũng theo báo TN, tiếng Khmer tuy là tiếng "hiếm" nhưng vẫn chưa là ngoại ngữ giúp "ăn nên làm ra" cho những người trẻ do ít người để ý đến. Đa số học viên tìm đến học do nhu cầu công việc hay do những lý do cá nhân, chứ không mang hy vọng kiếm nhiều tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.